spot_img

Tiêm phòng cho chó – Sen nhất định phải lưu ý!

Người bạn nhỏ bên cạnh chúng ta luôn cần được quan tâm chăm sóc mỗi ngày. Không chỉ cần nơi ấm áp để ngủ, chế độ dinh dưỡng hợp lý mà còn cần được tiêm phòng bệnh đầy đủ nữa. Bạn đã thực hiện tiêm phòng cho chó cưng của mình chưa? Việc tiêm phòng cho chó có thật sự cần thiết không? Chích ngừa cho chó theo lịch trình thế nào để chúng luôn khỏe mạnh? Petwiki sẽ cung cấp tất cả những điều cần biết cho bạn qua bài viết dưới đây.

Tiêm phòng cho chó có thật sự cần thiết không?

Tiêm phòng cho chó có thật sự cần thiết?
Tiêm phòng cho chó có thật sự cần thiết?

Câu trả lời là Có, tiêm phòng cho chó rất quan trọng, đặc biệt là khi các bé còn nhỏ. Nếu không được tiêm phòng đầy đủ, cún có thể mắc các bệnh nguy hiểm, khó chữa khỏi. Hơn nữa có một số bệnh có thể lây nhiễm sang người và ảnh hưởng đến tính mạng. Vì thế việc tiêm phòng cho chó định kỳ là rất cần thiết. Khi cơ thể được tiêm vacxin đồng nghĩa đã có kháng thể chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh.

Sau khi tiêm vacxin, hệ miễn dịch của cún được kích thích để tạo ra kháng thể sẵn sàng tấn công virus gây bệnh. Nếu trước đó bé cún đã từng mắc bệnh thì hệ miễn dịch sẽ làm việc tốt hơn, giảm nhẹ tình trạng bệnh. Sức đề kháng vì thế cũng tăng lên và khó mắc các bệnh nguy hiểm

Tuy nhiên, tiêm phòng cho chó không có nghĩa là bé đã được miễn dịch 100%. Điều này còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, độ tuổi,.. Và vì thế cún vẫn có khả năng mắc bệnh dẫn đến tử vong. Bạn cần đưa cún đến cơ sở thú y gần nhất để theo dõi lịch tiêm phòng cho chó. Đảm bảo tiêm đúng, đủ và đều để có thể phòng bệnh hiệu quả nhất cho cún.

Lợi ích của việc tiêm phòng cho chó là gì?

Những lợi ích vượt trội mà tiêm phòng mang lại cũng giải thích được vì sao bạn cần tiêm phòng cho chó đầy đủ:

Lợi ích của tiêm phòng bệnh là gì?
Lợi ích của tiêm phòng bệnh là gì?
  • Bảo vệ cún cưng của bạn khỏi các bệnh nguy hiểm: bệnh Care ở chó, bệnh dại, bệnh Parvo, chó bị viêm da (hay còn gọi là bệnh demodex), chó bị viêm đường ruột, nhiễm trùng đường hô hấp,..
  • Giúp cho bạn đỡ phải tốn nhiều chi phí khi điều trị cho các bé. Một khi đã phát bệnh thì diễn tiến sẽ rất nhanh và bạn sẽ phải theo dõi bệnh của cún trong thời gian dài. Tốn nhiều thời gian và chi phí, thay vì chúng ta tiêm phòng cho chó ngay từ đầu.
  • Bảo vệ cộng đồng chúng ta khỏi bệnh dại khi bị chó cắn. Có rất nhiều trường hợp thương tâm xảy ra do bệnh dại lây từ chó sang người. Tuy chưa có biện pháp chữa trị triệt để nhưng tiêm phòng bệnh dại cho chó là cách phòng bệnh tốt nhất.

Hơn nữa, Chính phủ cũng đã ra Nghị định 41/2017  phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với chủ vật nuôi nếu không tiêm phòng chó dại. 

Cần tiêm những loại vacxin nào cho chó?

Vacxin chính và Vacxin phụ

Việc tiêm phòng cho chó thật sự rất quan trọng nhưng bạn đã biết những loại vacxin cần tiêm cho chó chưa? Có 2 loại vacxin được đề cập tới khi tiêm phòng cho động vật là Vacxin chính (Core Vaccine) và Vacxin phụ (Non-core Vaccine). Đối với cún thì chúng ta đặc biệt lưu ý đến các loại Vacxin chính phòng 4 bệnh nguy hiểm: bệnh Care, bệnh Parvo, bệnh gan và bệnh dại: 

Vaccine cho chó có 2 loại
Vaccine cho chó có 2 loại
  • Bệnh Care: đây là bệnh truyền nhiễm thông qua đường hô hấp, ảnh hưởng nặng đến hệ thần kinh trung ương và hệ hô hấp của cún.
  • Bệnh Parvo: đay là bệnh lây nhiễm mà chó thường mắc phải thông qua phân, thức ăn hay đồ dùng của chó đã bị bệnh. Các bé cún sẽ nhanh chóng bị mất nước và yếu dần đi dẫn đến tử vong.
  • Bệnh viêm gan: chó sẽ có biểu hiện sốt, bụng phình to, ủ rũ bỏ ăn và bệnh sẽ phá hoại gan chú chó, trường hợp nặng có thể tử vong.
  • Bệnh dại: đây là bệnh có thể lây sang người, rất nguy hiểm. Bệnh chia làm 2 giai đoạn: hung dữ và bại liệt. 

Bên cạnh đó, các vacxin phòng bệnh ho cũi chó, bệnh sốt ve hay bệnh cúm ở chó được gọi là Vacxin phụ. Tùy vào sức khỏe của chó mà bạn nên cân nhắc tiêm vacxin phụ cho em ấy. Nhưng tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin vẫn tốt hơn. 

Các mũi tiêm phòng cho chó hiện nay

Đề cập đến nhiều loại vacxin ở trên, chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy khó khăn khi phải tiêm từng loại riêng cho chó. Nhưng bạn yên tâm, hiện nay có rất nhiều mũi tiêm phòng cho chó tích hợp phòng chống nhiều bệnh. Một số loại mũi tiêm phòng hiện nay trên thị trường:

Các mũi vaccine hiện nay trên thị trường
Các mũi vaccine hiện nay trên thị trường
  • Vacxin 2in1 (Vacxin phòng 2 bệnh): Mũi này phòng 2 bệnh nguy hiểm nhất là bệnh Care và bệnh Parvo
  • Vacxin 5in1 (Vacxin 5 bệnh cho chó): Mũi Vacxin này phòng ngừa 5 bệnh quan trọng: bệnh Care, bệnh Parvo, bệnh Viêm gan, bệnh Ho cũi chó và bệnh cúm
  • Vacxin 6in1 (Vacxin phòng 6 bệnh): phòng ngừa 5 bệnh nêu trên và có thêm bệnh xoắn khuẩn gây tổn thương đa phủ tạng chủng canicola (bệnh Lepto ở chó)
  • Vacxin 7in1 (Vacxin phòng 7 bệnh): Tiêm phòng 6 loại virus gây bệnh như trên và có thêm phòng bệnh Corona ở chó (là bệnh liên quan đến đường ruột, khác với Covid-19 ở người)
  • Vacxin tiêm ngừa bệnh dại cho chó: Đây là mũi tiêm riêng biệt ở chó và nên được tiêm nhắc lại

Tuy là có nhiều nhóm tiêm phòng Vacxin kể trên nhưng phổ biến nhất vẫn là mũi 5in1 và mũi 7in1. Vừa phòng ngừa được các bệnh nguy hiểm và vừa tiết kiệm được chi phí tiêm phòng. Giá tham khảo cho 2 loại Vacxin nêu trên lần lượt là 120.000đ và 150.000đ.

Lịch trình tiêm phòng cho chó con

Để giúp cho chó cưng có sức khỏe ổn định, hệ miễn dịch tốt bạn nên theo dõi lịch tiêm phòng cho chó. Tiêm đúng lịch sẽ phòng bệnh tốt hơn và hạn chế những bệnh nguy hiểm. Lịch trình tiêm phòng chuẩn cho có con như sau:

Lịch trình tiêm phòng cho chó con
Lịch trình tiêm phòng cho chó con
  1. Mũi đầu tiên: Khi cún được 6-8 tuần tuổi, giai đoạn đã dứt sữa mẹ. Tiêm mũi phòng 5 bệnh: bệnh Care, bệnh Parvo, bệnh Viêm gan, bệnh Ho cũi chó và bệnh cúm
  2. Mũi tiêm thứ 2: thời gian là vào tuần tuổi thứ 10-12 của cún. Tiêm mũi phòng 7 bệnh cho chó (lưu ý, mũi tiêm này phải cách mũi tiêm đầu tiên 3 tuần, trễ nhất là sau 4 tuần). Mũi 7 bệnh cũng cần được tiêm nhắc lại qua những năm sau để phòng bệnh tốt nhất.
  3. Mũi tiêm thứ 3 là khi cún được 14-16 tuần tuổi: Tiêm phòng bệnh dại cho chó. Mũi này không liên quan đến 2 mũi trước và cần được tiêm nhắc lại mỗi năm.

Tiêm phòng cho chó cần chú ý điều gì?

Không tiêm vaccine khi chó bị sốt
Không tiêm vaccine khi chó bị sốt
  • Không tiêm cho cún nếu em ấy đang bị bệnh: tiêu chảy, sốt,…
  • Bạn nên đến cơ sở thú y uy tín để tiêm phòng cho cún, hoặc nếu bạn tiêm phòng tại nhà thì nên lựa chọn vacxin có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn.
  • Trường hợp cún cưng nhà bạn đã trưởng thành nhưng chưa được tiêm mũi nào. Đừng lo lắng, chúng ta sẽ tiêm ngừa lại từ đầu.
  • Không được tẩy giun cho cún trong lúc tiêm vacxin, hãy tẩy giun trước 3-4 tuần nhé.
  • Trước khi cho chó phối giống bạn hãy đảm bảo rằng chó bố và mẹ đều đã được tiêm phòng đầy đủ. Ít nhất là 1-2 tháng trước thời điểm phối giống, kháng thể sẽ được truyền từ bố mẹ sang con. Nhờ vậy mà đàn con lớn lên sẽ khỏe mạnh hơn
  • Khi bạn chuẩn bị đón một em cún mới về nhà, hãy đảm bảo em ấy đã được tiêm mũi phòng bệnh dại và vacxin 7 bệnh cho chó trước đó nhé.

Chăm sóc trước và sau khi tiêm phòng cho chó

Trước khi tiêm phòng cho cún cần chuẩn bị gì?

Mặc dù trước khi tiêm phòng cho chó, các bác sĩ cũng sẽ rất cẩn thận kiểm tra trước khi tiêm. Nhưng bạn vẫn nên chuẩn bị trước cho cún để nắm rõ những việc cần làm trước khi tiêm. Đặc biệt nếu bạn muốn tự tiêm cho cún ở nhà cũng phải thực hiện những lưu ý sau:

Tắm cho chó trước khi tiêm
Tắm cho chó trước khi tiêm
  • Kiểm tra thân nhiệt và sức khỏe của em ấy 3 ngày trước khi tiêm phòng.
  • Để việc tiêm phòng hiệu quả hơn, cũng như hệ miễn dịch được kích hoạt tốt nhất. Hãy cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó trước khi tiêm ít nhất 1 ngày nhé. Nếu em ấy bị thiếu chất dinh dưỡng sẽ cản trở việc tăng sức đề kháng.
  • Bạn nên tắm cho cún trước khi tiêm phòng. Vì sau khi tiêm có thể bé sẽ bị sưng và đau nhức ở vị trí tiêm. Giữ cho bộ lông sạch sẽ giúp cún không bị viêm nhiễm sau khi tiêm.

Theo dõi cún cưng sau khi tiêm phòng

  • Thông thường các bác sĩ đều sẽ dặn bạn không tắm cho chó 1 tuần sau khi tiêm. Chỉ nên dùng khăn ấm để lau cho cún thôi nhé
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cho bé sau khi tiêm, bổ sung các dưỡng chất cần thiết nhưng hạn chế mỡ, sữa và đồ tanh trong 1 tuần.
  • Cơ thể cún khi được tiêm vacxin sẽ bị kích thích để sản xuất kháng thể. Nên ở giai đoạn này cún sẽ có phản ứng sốt nhẹ, mệt mỏi cần được nghỉ ngơi để phục hồi.
  • Đồng thời trong giai đoạn 1 tuần sau khi tiêm, bạn phải theo dõi sức khỏe của cún. Nếu có bất kỳ biểu hiện lạ nào cần phải gọi cho bác sĩ ngay.

Không được tiêm phòng cho chó trong các trường hợp sau

Bạn không nên xem nhẹ vấn đề này, vì không phải cứ đúng lịch là đi tiêm phòng. Chúng ta cần phải xem xét tình trạng sức khỏe của bé, nếu không sẽ có thể dẫn dẫn đến tử vong. Một số trường hợp dưới đây bạn không nên tiêm phòng cho chó:

Trường hợp nào không được tiêm phòng cho chó
Trường hợp nào không được tiêm phòng cho chó

Chó mẹ có thai và chó con vừa sinh ra

Nếu tiêm phòng trong giai đoạn chó mẹ đang mang thai hoặc chó con vừa sinh ra đều sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng. Tốt nhất bạn nên tiêm phòng cho chó mẹ trước khi mang thai. Lúc này cơ thể chó mẹ sẽ hấp thụ tốt và hệ miễn dịch được tăng cường. Còn nếu trong giai đoạn đang mang thai, vacxin đưa vào cơ thể không có tác dụng phòng chống bệnh. Mà còn có nguy cơ gây sảy thai, thai non, chết lưu.

Còn đối với các bé cún sơ sinh, khi mới sinh ra thì hệ miễn dịch còn non nớt. Sức đề kháng và chất dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ. Không nên tiêm phòng trong giai đoạn này, bé sẽ bị sốc thuốc có thể dẫn đến tử vong.

Chó mẹ sau khi sinh nửa tháng

Chó mẹ sau khi sinh ở giai đoạn đầu phải cho con bú. Cả cơ thể chó mẹ và chó con đều rất mệt mỏi, cần được chăm sóc cẩn thận. Việc tiêm vacxin trong lúc này không có ích lợi gì cả mà còn gây hại đến mẹ con nhà cún. 

Chó mẹ và chó con sẽ dễ bị sốc thuốc, bị viêm do tiêm vacxin không đúng thời điểm. Mọi vấn đề liên quan đến tiêm phòng cho chó cần được tham khảo theo ý kiến của bác sĩ. Bạn có thể tham khảo cách chăm sóc chó sau khi sinh để hiểu chi tiết hơn.

Chó con đang có bệnh trong cơ thể

Nếu hiện tại chú cún nhà bạn đang bị bệnh, việc tiêm vacxin cho chó con lúc này không có ích lợi. Nó chỉ khiến bệnh mới phát sinh nhanh hơn do cơ thể cún không đủ sức để kháng bệnh. Hơn nữa, lúc này cơ thể yếu ớt của cún không thể chống chọi với bệnh tật sẽ nhanh chóng kiệt sức và thiệt mạng.

Tốt nhất bạn nên trị bệnh cho chó trước, nếu đó là vết thương hở thì cũng cần lành hẳn mới tiêm phòng. Dù là tẩy giun hay tiêm phòng bệnh thì cũng cần có cơ thể khỏe mạnh. Lúc đó cơ thể hấp thu tốt, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cũng tốt hơn

Một số nhận định sai lầm về tiêm phòng cho chó

Những nhận định sai lầm khi tiêm vaccine cho chó
Những nhận định sai lầm khi tiêm vaccine cho chó

Cún nhà tôi chỉ ở trong nhà không cần chích ngừa

Một số người tự nghĩ rằng nếu cún cưng của mình chỉ ở trong nhà thì không có khả năng nhiễm bệnh và không cần tiêm phòng. Thế nhưng cún cưng của bạn cũng tiếp xúc với các thành viên trong gia đình và đồ vật khác. 

Chó bị bệnh đường ruột hoàn toàn có thể nhiễm bệnh thông qua việc ăn uống, giữ vệ sinh hằng ngày. Hơn nữa bản thân chúng ta cũng có thể mang mầm bệnh từ bên ngoài vào nhà và lây cho cún. 

Vì vậy, dù chó của bạn chỉ quanh quẩn trong nhà nhưng hãy nhớ tiêm phòng cho chó đầy đủ nhé. Phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh.

Tiêm phòng cho chó là đảm bảo an toàn 100% 

Trên thực tế, vacxin phòng bệnh cũng chỉ phòng ngừa được 1 số bệnh nguy hiểm và hay gặp. Cún cưng của bạn hoàn toàn có thể mắc các bệnh khác và khó chữa trị. Chính vì thế, vacxin 5 bệnh hay 7 bệnh không phải là thần dược chống được tất cả các bệnh ở chó.

Dù đã tiêm phòng cho chó đầy đủ nhưng bạn cũng phải thường xuyên quan tâm và quan sát cún cưng nhé. Nếu có gặp bất cứ biểu hiện lạ nào hãy liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Chỉ cần tiêm phòng cho chó một lần là đủ

Cần theo dõi lịch tiêm phòng
Cần theo dõi lịch tiêm phòng

Thật ra các vacxin chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định. Cần phải tiêm phòng nhắc lại 1 số mũi quan trọng: mũi 7 bệnh, mũi phòng bệnh dại. Vì mỗi loại vacxin sẽ có hiệu lực khác nhau, nên chúng ta cần phải tiêm nhắc lại mỗi năm. Và ở những lần tiêm tiếp theo nên sớm hơn năm trước nửa tháng. 

Và đó là tất tần tật những gì bạn cần biết khi tiêm phòng cho chó. Hy vọng Petwiki đã cung cấp kiến thức hữu ích cho bạn qua bài viết này. Chúng ta luôn muốn những chú cún được khỏe mạnh và sống khỏe mỗi ngày đúng không. Hãy nhớ lịch tiêm phòng, cùng với những lưu ý nên trên để tiêm phòng cho chó đúng cách nhé. Nếu có điều gì thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm bạn có thể để lại bình luận bên dưới. Chúng mình sẽ giải đáp sớm nhất có thể.

Bài Viết Mới

Bài Viết Liên Quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here