spot_img

Bệnh thường gặp ở chó Samoyed và cách chữa trị

Chó tuyết trắng Samoyed hay còn gọi là chó Sam có nguồn gốc từ vùng Siberia – nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo, hờ vào bộ lông tuyết trắng, ngoại hình đáng yêu, năng động, linh hoạt; bé cún Samoyed dễ dàng chinh phục được trái tim của tất cả mọi người và rất được yêu chuộng ở Việt Nam. Nếu bạn Sen nào đang nuôi hoặc có ý định nuôi cún Samoyed đáng yêu thì cũng nên chú ý thật nhiều đến những loại bệnh thường gặp ở chó Samoyed và cách chữa trị tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho các bé cún nhé! Hãy cùng Petwiki tìm hiểu nào!

Bệnh thường gặp ở chó Samoyed và cách chữa trị
Bệnh thường gặp ở chó Samoyed và cách chữa trị

Bệnh đường ruột – Bệnh thường gặp ở chó Samoyed

Bệnh đường ruột ở chó Samoyed
Bệnh đường ruột ở chó Samoyed

Đây là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở chó, hầu hết các chú chó đều mắc phải, đặc biệt là chó con. Nếu như các Sen không để ý hoặc không có biện pháp chữa trị thì các boss rất dễ dẫn đến tử vong.

Vậy nguyên nhân do đâu xuất hiện căn bệnh đường ruột ở Samoyed, triệu chứng là gì và các Sen phải làm như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho bé cún một cách tốt nhất, ngăn chặn tình trạng bệnh này không diễn ra? Bệnh đường ruột ở chó có thể phân ra thành 3 loại bệnh đường ruột khác nhau với mức độ nguy hiểm từ thấp đến cao như sau:

Samoyed bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa ở chó Samoyed
Rối loạn tiêu hóa ở chó Samoyed

Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh thường gặp ở chó Samoyed, nguyên nhân một phần có thể do các Sen mua phải các loại đồ ăn không đảm bảo, kém chất lượng hoặc cho bé cún ăn quá no; một phần khác là do dụng cụ ăn uống của các em cún không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, không khử độc khiến cho các boss dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Biểu hiện của cún khi bị bệnh

Thời gian phát bệnh là từ 2 đến 5 ngày, khi cún mắc bệnh rối loạn tiêu hóa, các bạn có thể nhận thấy rõ ràng những triệu chứng bệnh thường gặp ở chó Samoyed sau đây: nhỏ nước dãi, tiêu chảy và táo bón, nước tiểu và phân có lẫn tạp chất hoặc những vụn, máu, chướng hơi, cơ thể mất nước khá nhanh.

Tuy nhiên, các Sen cần xác định rõ ràng thử boss có mắc bệnh rối loạn tiêu hóa hay không nhờ vào việc quan sát lượng phân, màu sắc phân và tần suất đi ngoài của các bé. Hoặc khi các bé bị bệnh rất dễ thay đổi những thói quen hằng ngày, bạn có thể dựa vào đó để phát hiện bệnh sớm hơn và chữa trị kịp thời.

Cách chữa trị cho boss

Cách chữa trị chó Samoyed bị rối loạn tiêu hóa
Cách chữa trị chó Samoyed bị rối loạn tiêu hóa

Sẽ bình thường nếu như các Sen phát hiện sớm và thực hiện các bước chữa trị căn bệnh thường gặp ở chó Samoyed này như sau: Ngày đầu tiên, bạn phải cho bé cún nhịn ăn; đến ngày tiếp theo, bạn cho bé cún ăn cháo loãng cho dễ tiêu, có thể uống bổ sung thêm men tiêu hóa để mau hết bệnh. Nếu như đã áp dụng biện pháp trên mà tình trạng các bé cún vẫn không thuyên giảm, bạn nên đưa các boss đi khám để được kiểm tra kỹ càng hơn.

Phương pháp phòng tránh 

Phương pháp phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa – bệnh thường gặp ở chó Samoyed hiệu quả nhất đó là các bạn hãy áp dụng cách nuôi boss thích hợp, khoa học. Bạn nên cho bé cún ăn đúng giờ, đúng khẩu phần, không nhiều quá, không ít quá mà là vừa phải, thức ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, an toàn, hợp vệ sinh.

Ngoài ra, các bạn nên dành thời gian vệ sinh các dụng cụ ăn uống của các bé cún một cách thường xuyên, mỗi ngày tập thể dục cho các bé tầm 30 phút, tẩy giun định kỳ, cách ly các bé đang bị nhiễm bệnh, không đưa bé đến những nơi không sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe cho các boss một cách tốt nhất nhé!

Có thể bạn quan tâm: Những gương mặt chó Samoyed lai đáng yêu nhất

Samoyed bị viêm đường ruột

Viêm đường ruột là căn bệnh thường gặp ở chó Samoyed, thường mắc bệnh ở các bé từ 2 đến 7 tháng tuổi, đây là loại bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu các bạn không phát hiện kịp thời. Bạn cần lưu ý tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột ở các bé cún nhằm rút ngắn thời gian điều trị và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các boss về sau.

Các bé cún thường mắc bệnh viêm đường ruột bởi một số lý do như: cho ăn quá nhiều khiến boss không tiêu hóa hết, thức ăn bị ôi thiu, ẩm mốc, chứa các chất gây hại; hoặc do các loại virus (Parvovirus, Care,…), do vi trùng (E Coli, Leptospira,…), do ký sinh trùng sản sinh,…

Các triệu chứng của viêm đường ruột

Chó Samoyed bị viêm đường ruột
Chó Samoyed bị viêm đường ruột

Có thể kể đến một số triệu chứng bệnh thường gặp ở chó Samoyed đó là: ăn ít hơn bình thường, thậm chí là bỏ ăn; lười di chuyển, không thể đứng vững, không năng động, chạy nhảy như bình thường; cơ thể uể oải, mệt mỏi, uống rất nhiều nước; bụng căng lên; tiêu chảy, nôn mửa, đi nhiều lần, phân lỏng và có mùi tanh, đôi khi có máu; sốt rất cao từ 39 – 40 độ C nhưng bên ngoài thì cảm thấy lạnh, run rẩy.

Trong giai đoạn này, các bạn cần chú ý, quan tâm chăm sóc các bé kịp thời nếu không tình trạng bệnh sẽ càng nặng thêm (như phân có màu nâu sẫm, ruột bị chảy nhiều máu), có nguy cơ dẫn đến tử vong (thân nhiệt thấp hơn rất nhiều so với bình thường, tim đập nhanh, thở gấp, không đi lại được, kiệt sức).

Cách chữa trị kịp thời

Nếu bạn phát hiện sớm lúc bé cún mới bắt đầu mắc bệnh (không nôn mửa nhưng bị mất nước), bạn nên ngừng cho bé ăn trong một ngày, dùng kim tiêm hay vật dụng sạch sẽ nào đó bơm nước hoặc dung dịch điện giải Electrolyte vào miệng cún với liều lượng mỗi giờ bơm là 1 lần, mỗi lần bơm từ 1 – 2 ml/kg thể trọng của bé cún. Hãy nhớ giai đoạn này cung cấp nước đầy đủ cho bé cún nhé! 

Nếu chuyển sang giai đoạn nôn mửa, bạn cần phải tiêm truyền (tiêm dưới da, tiêm xoang bụng, tiêm truyền tĩnh mạch), dưới sự hướng dẫn chính xác của bác sĩ thú y . Các bạn có thể tham khảo một vài loại dịch truyền như: Dung dịch sinh lý đẳng trương (sinh lý mặn NaCl 0,9%, sinh lý ngọt Glucose 5%, Lactate ringer), dung dịch sinh lý ưu trương (Glucose 10% và 30%), dung dịch bổ sung (đạm Aminovit, Vime Lyte – IV; khoáng Canxi – Magie, Vime Canlamin; vitamin K, Babevit, Vimekat,…).

Thông thường, lượng truyền trung bình từ 10 – 20 ml/kg thể trọng bé cún. Nhưng nếu bạn không thể truyền dịch cho cún, bạn có thể thay thế bằng nước điện giải. Và cuối cùng, nếu bé cún bị đau do ký sinh trùng gây ra, bạn nên sử dụng loại kháng sinh thông thường như: Amoxi 15% LA, Enroxic LA, Vimefloro FDP ; trường hợp bé quá đau, hãy sử dụng thuốc trị bệnh như: Atropin, Vitamin K, B, Primperan, Anti – Scour, Vizyme. Bạn cần lưu ý sử dụng liều lượng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y để chữa trị sao cho hiệu quả nhất cho các bé cún.

Cách phòng tránh an toàn

Bệnh viêm đường ruột thường là bệnh thường gặp ở chó Samoyed, tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu các Sen không phát hiện kịp thời. Mặt khác, việc lưu ý đảm bảo sức khỏe cho bé cún bằng các biện pháp phòng tránh bệnh cũng là một biện pháp tối ưu nhằm ngăn ngừa bệnh viêm đường ruột ở cún.

Có thể kể đến một số biện pháp phòng ngừa như: cho cún ăn với lượng thức ăn vừa phải, đủ chất dinh dưỡng, tẩy giun sán đối với cún từ 2 tháng tuổi trở lên, tiêm phòng định kỳ theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, vệ sinh sạch sẽ những dụng cụ, đồ vật xung quanh, thường xuyên tập thể dục cho bé và không cho các bé đến gần những nơi nhiễm bệnh, cách ly đối với các bé cún bị nhiễm.

Cún Samoyed bị xuất huyết đường ruột

Bệnh xuất huyết đường ruột hay còn gọi là bệnh Pravo – đây là căn bệnh thường gặp ở chó Samoyed, cực kỳ nguy hiểm đối với các boss và dễ dàng tử vong; thường gặp ở những bé cún sau sinh từ 10 – 15 ngày, thậm chí sau sinh 2 – 3 ngày cũng có thể mắc phải. Nguyên nhân do thay đổi đồ ăn khiến boss không kịp thích ứng, đồ ăn không hợp hay đồ ăn có độc tố và còn nhiều nguyên nhân khác…

Chó Samoyed bị xuất huyết đường ruột
Chó Samoyed bị xuất huyết đường ruột

Các triệu chứng thường gặp

Các bạn có thể thấy cún của mình mắc phải một số triệu chứng của căn bệnh thường gặp ở chó Samoyed – xuất huyết đường ruột như: bỏ ăn, đi ngoài phân lỏng, mùi tanh; cơ thể mệt mỏi, ngủ mê mệt, nôn mửa, táo bón kéo dài; vài ngày sau đó sốt cao từ 40 – 41 độ C, bụng chướng to, thở gấp, tim đập mạnh; một vài trường hợp có thể bị hôn mê, nhiệt độ hạ thấp và dần chết.

Cách chữa trị bị xuất huyết đường ruột

Khi bé cún nhà bạn mắc phải các triệu chứng của căn bệnh thường gặp ở chó Samoyed – xuất huyết đường ruột như trên, bạn nên đưa bé đến cơ sở thú y ngay lập tức để được chữa trị kịp thời. Trong trường hợp bạn không thể đưa bé cún đến bác sĩ, bạn có thể tham khảo một số cách chữa trị tạm thời như sau: Chỉ được cho bé ăn cháo loãng, pha một gói Oresol với vitamin C vào 1 lít nước để tăng sức đề kháng cho em.

Trong 2 – 3 ngày đầu, bạn bắt buộc để bé nhịn đói, uống nước sạch hoặc nước chè đặc để loại bỏ tạp chất ra ngoài, nếu bé bị nôn thì cho uống thêm nước muối khoáng. 4 – 5 ngày sau, bạn cho bé ăn cháo nhuyễn, thịt hầm, sau đó chuyển sang thịt xay, mỗi buổi sáng chiều, pha thêm 1 gam synthomycinum hoặc tarazon. Cho bé ăn uống 2 lần/ngày, đặc biệt đồ ăn, thức uống phải được đun nóng. Để cún nghỉ ngơi ở nơi sạch sẽ, khô ráo, quấn bụng bằng chăn ấm.

Cách phòng ngừa bệnh 

Bạn hãy đảm bảo đồ ăn của các bé cún luôn sạch sẽ, an toàn, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, không cho bé ăn đồ ăn bị ôi thiu, quá nóng, quá lạnh, quá chua hoặc quá nhiều mỡ. Ngoài ra, cách tốt nhất để bảo vệ cho các bé đó là tiêm phòng định kỳ có sự chỉ dẫn của bác sĩ (khi cún được 45 ngày tuổi).

Chó Samoyed bị viêm da

Viêm da cũng là căn bệnh thường gặp ở chó Samoyed, nguyên nhân hầu như bắt nguồn từ vấn đề vệ sinh nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của bé; ở những nơi không sạch sẽ, dễ có các sinh vật ký sinh ngoài da của các cún như chấy, rận, vét; Sarcoptes gây ra bệnh ghẻ còn Demodex Canis gây ra bệnh xà mâu. Các Sen cần lưu ý nhé!

Chó Samoyed bị viêm da
Chó Samoyed bị viêm da

Triệu chứng bị viêm da của chó

Triệu chứng của bệnh xà mâu – bệnh thường gặp ở chó Samoyed gồm: xuất hiện những vùng bị trụi lông lớn (thường là vùng xung quanh mắt đầu tiên), rất lớn hoặc trụi toàn thân; bên cạnh đó là bị dị ứng, lở loét; để lâu sẽ xuất hiện mụn mủ, tràn dịch; bé cún bị sốt, lờ đờ. Còn triệu chứng của bệnh ghẻ Sarcoptes là: xuất hiện nốt phát ban mẩn đỏ, đóng vảy, bồn chồn, khó chịu, bé cún liên tục chà gãi khiến chó Samoyed bị rụng lông thành mảng dày.

Cách chữa trị bệnh 

Chữa trị chó Samoyed bị viêm da
Chữa trị chó Samoyed bị viêm da

Ngay khi xuất hiện triệu chứng bệnh viêm da – bệnh thường gặp ở chó Samoyed, bạn cần cách ly bé cún đó với các bé khác phòng trừ trường hợp lây lan. Sau đó bạn cạo sạch phần lông bị ghẻ, hãy vệ sinh cơ thể cún bằng loại dầu tắm chuyên dụng, tuyệt đối không được dùng dầu tắm gội của người, nước rửa chén, bột giặt,…, nhẹ nhàng bôi thuốc sát trùng lên vùng da bị lở loét, chảy mủ.

Nếu tình trạng bé cún chuyển biến xấu, vết thương lở, chảy mủ nhiều hơn, bạn nên đưa bé cún đến ngay cơ sở thú y uy tín để chữa trị kịp thời và hạn chế những hậu quả xấu về sau.

Cách phòng ngừa bệnh viêm da ở chó Samoyed

Cún rất dễ mắc phải căn bệnh thường gặp ở chó Samoyed – viêm da, song song đó bệnh viêm da cũng rất dễ chữa trị nếu bạn dành thời gian vệ sinh, chăm sóc đầy đủ, sử dụng các biện pháp phòng ngừa cho các bé cún như: vệ sinh sạch sẽ khu vực nghỉ ngơi, sinh hoạt các bé; tắm gội bằng dầu tắm chuyên dụng, tránh tiếp xúc nhiều với nước; tiêm phòng đầy đủ cho bé cún và nếu phát hiện một bé cún bị viêm da, bạn cần lập tức cách ly bé với các bé cún khác ngăn ngừa sự lây lan.

Chó Samoyed bị tiêu chảy

Chó Samoyed bị tiêu chảy cũng là một căn bệnh thường gặp ở chó Samoyed, đi ngoài là một hiện tượng phổ biến do sức đề kháng các bé còn yếu, hệ tiêu hóa chưa ổn định, ăn quá nhiều, ăn phải những đồ ăn ôi thiu, quá hạn, ăn đồ lạ, thay đổi thức ăn đột ngột, bị nuôi nhốt trong chuồng quá lâu, không được chạy nhảy, vui chơi. Dù đây là chứng bệnh thông thường nhưng bạn cũng không nên chủ quan, rất dễ dẫn đến những hậu quả xấu. 

Triệu chứng bệnh tiêu chảy ở chó Samoyed

Triệu chứng của căn bệnh thường gặp ở chó Samoyed này là : cún đi ngoài nhiều, hơn 3 – 4 lần/ngày, sốt, nôn mửa, đau khi rặn, phân tanh có máu nhầy, ăn ít, cơ thể mệt mỏi, uể oải, ngủ mê man, mất nước (da nhăn lại, mắt trũng, miệng khô).

Cách chữa trị kịp thời

Nếu như tình trạng nhẹ, bạn có thể để cún ở nhà điều trị nhưng nếu tình trạng chuyển biến xấu, bạn hãy đưa bé đến cơ sở thú y để thăm khám kịp thời. Đối với bé cún bị tiêu chảy thường, bạn ngừng cho ăn trong vòng 12 – 24 giờ; uống Loperamid hydroclorid 2mg/15kg/lần (ngày uống 3 lần); cung cấp nước, điện giải; để nhanh hồi phục bạn có thể bổ sung thêm glucose 5% hoặc 10% hoặc 30%. Còn đối với bé cún bị tiêu chảy do mắc bệnh truyền nhiễm, tình trạng này đã chuyển biến xấu nên bạn hãy mang cún đến cơ sở thú y ngay lập tức.

Cách phòng ngừa hiệu quả

Phòng ngừa chó Samoyed bị tiêu chảy
Phòng ngừa chó Samoyed bị tiêu chảy

Bạn nên bảo đảm thức ăn vệ sinh, an toàn, đủ chất dinh dưỡng, ăn uống vừa phải; dành thời gian tập thể dục với bé cún, dắt bé đi dạo, vui đùa cùng bé để bé năng động, vui vẻ hơn.

Chó Samoyed bị chảy máu mũi

Chó Samoyed bị chảy máu mũi
Chó Samoyed bị chảy máu mũi

Đây là bệnh máu khó đông ở chó Samoyed, di truyền từ chó bố mẹ, tuy có thể chữa trị nhưng sau 1 thời gian lại tái phát, còn nếu bạn không phát hiện và chữa trị cho bé cún thì rất dễ gây ra tử vong.

Nguyên nhân bị chảy máu mũi ở cún

Có thể điểm qua sơ lược một số nguyên nhân gây chảy máu mũi – căn bệnh thường gặp ở chó Samoyed như: do nhân tố đông máu thứ 8 bị khiếm khuyết, máu của chó không thể đông lại được; chấn thương; hắt hơi nhiều do dị ứng; nhiễm nấm, sốc nhiệt, say nắng;…

Phương pháp xử lý

Phương pháp xử lý chó Samoyed bị chảy máu mũi
Phương pháp xử lý chó Samoyed bị chảy máu mũi

Chảy máu mũi thường gây mất máu lớn chỉ trong một thời gian ngắn, bạn cần xử lý nhanh chóng để hạn chế tình trạng mất máu này diễn ra. Đầu tiên bạn cần đặt cún ở nơi yên tĩnh, vuốt ve, trấn an; sau đó chườm khăn lạnh vào vùng mũi chảy máu hoặc lấy đá vụn bỏ vào khăn mềm, chườm nhanh vào vùng trán và mũi.

Phương pháp điều trị

Truyền bù dịch cân bằng huyết áp, bổ sung vitamin C, tiêm vitamin K, tuyệt đối không dùng thuốc Aspirin bởi bệnh này không liên quan đến nhiễm trùng.

Chó Samoyed biếng ăn

Chó Samoyed biếng ăn
Chó Samoyed biếng ăn

Có khi nào các bạn Sen cảm thấy “bất lực” vì các boss của mình trở nên biếng ăn, thậm chí là không chịu ăn. Đây có lẽ là vấn đề khá nan giải đối với các Sen vì lo lắng các bé cún của mình đang mắc phải bệnh gì đó, gây ra tình trạng biếng ăn. 

Nguyên nhân khiến cún yêu của bạn trở nên biếng ăn

Một số nguyên nhân phổ biến khiến cún yêu của bạn biếng ăn như: đau răng, mọc răng, dị vật gắn vào hàm, mắc một số bệnh đường ruột, do tâm lý không thể thích nghi kịp thời khi các Sen thay đổi nơi ở, đồ ăn,…

Triệu chứng của bệnh biếng ăn

Một số triệu chứng của bệnh thường gặp ở chó Samoyed này gồm: mắt đổ ghèn, rụng lông, mệt mỏi, ăn nằm 1 chỗ và chỉ uống nước, buồn bã, không chạy nhảy, vui chơi như thường ngày.

Một số lưu ý khi cho cún ăn

Bạn cần dùng một loại thức ăn ổn định, tạo thói quen chuyên tâm ăn uống trong 30 phút, sau 30 phút là dọn đi, không để cho cún của bạn có thói quen xấu; tần suất cho ăn cụ thể như sau: 3 tháng tuổi trở xuống: cho ăn 4 lần/ngày, 3 – 8 tháng tuổi: 3 lần/ngày, trên 8 tháng tuổi: 2 lần/ngày; thay đổi thức ăn từ từ để bé làm quen dần; tạo không khí vui vẻ; đưa đến bác sĩ để đưa ra biện pháp chữa trị bệnh biếng ăn (sử dụng thuốc, tiêm chích).

Có thể bạn quan tâm: Mua chó Samoyed ở đâu tốt nhất? Chó Samoyed giá cập nhật mới nhất

Tổng kết bệnh thường gặp ở chó Samoyed
Tổng kết bệnh thường gặp ở chó Samoyed

Petwiki đã cùng bạn điểm qua 5 bệnh thường gặp ở chó Samoyed cùng với cách chữa trị, phòng ngừa hiệu quả nhất. Nếu cún của bạn gặp phải một trong số những triệu chứng trên, bạn nên có phương pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả nhất nhằm đảm bảo sức khỏe bé cún một cách tốt nhất nhé. Mong rằng bạn sẽ có được những trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc cùng với cún yêu của mình.

Bài Viết Mới

Bài Viết Liên Quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here