spot_img

4 Dấu hiệu mèo sắp sinh – Lưu ý khi chăm sóc mèo đẻ

Chắc hẳn đối với những bạn đang nuôi mèo cái hay mèo đang mang thai sẽ rất quan tâm đến cách đỡ đẻ cho mèo, mèo đẻ trong bao lâu? Làm ổ cho mèo đẻ như thế nào đúng không ạ?

Trên thực tế, có nhiều trường hợp mèo đẻ rất dễ nên bạn không phải can thiệp gì nhiều vào quá trình sinh nở của chúng. Thậm chí, vào một ngày đẹp trời khi bạn vừa mới thức giấc đã đón nhận ngay hình ảnh bé mèo nhà bạn đang cho con bú và lũ con được sinh ra trong đêm qua.

Bản tính tự nhiên của loài mèo vốn rất mạnh mẽ Petwiki tin rằng chúng có thể tự vượt qua. Tuy nhiên, cũng giống như con người vậy, mèo sinh con cũng có trường hợp sinh khó. Lúc này, buộc bạn phải can thiệp vào một chút để giúp mèo đẻ dễ dàng, thuận lợi hơn.

Dấu hiệu mèo mẹ chuẩn bị chuyển dạ

Trước khi đi tìm hiểu về cách đỡ đẻ cho mèo thì bạn cần phải biết cách nhận biết những dấu hiệu của mèo mẹ khi chuyển dạ.

Dấu hiệu mèo chuyển dạ
Dấu hiệu mèo chuyển dạ

Để xác định thì bạn có thể tính theo ngày mang thai. Khoảng thời gian này được tính từ khi giao phối là khoảng 60 ngày. Hoặc bạn có thể căn cứ vào các biểu hiện của bé mèo để chuẩn bị tinh thần hỗ trợ chúng. 

  • Mèo đẻ sẽ cào ổ: Đây là hành động của mèo mẹ. Chúng đang kiếm tìm một nơi an toàn, yên tĩnh, ấm áp để chuẩn bị sinh con. Hiện tượng này sẽ diễn ra trong khoảng từ một đến hai ngày trước khi chuyển dạ. Nếu chú mèo của bạn đang trong giai đoạn này thì bạn hãy hỗ trợ chúng. Bạn có thể chọn các vị trí kín đáo như trong một chiếc hộp giấy đã lót khăn ấm, dưới ngăn tủ….
  • Hành vi hoạt động thay đổi: Bạn có thể nhìn thấy rõ các hành vi của bé mèo trong thời kỳ chuyển dạ ví dụ như: Đi lại liên tục không ngừng nghỉ, thở gấp, thở hổn hển, bé mèo chải chuốt nhiều hơn (đặc biệt là ở bộ phận sinh dục) và chúng còn kêu nhiều hơn nữa, Trong giai đoạn này, ở nhiều chú mèo còn có dấu hiệu bỏ ăn.
  • Những thay đổi về thể chất: Thân nhiệt giảm xuống trong khoảng 37.7 độ C và có thể có hiện tượng nôn mửa. Nếu quan sát kĩ bạn có thể thấy bụng của bé tụt xuống một chút cho với mấy ngày trước, núm vú to hơn, hồng hào hơn, bóp có sữa.
  • Một số dấu hiệu khác của mèo đẻ khi chuyển dạ: Mèo sẽ kêu nhiều hơn do các cơn co thắt, cử động của tử cung khiến chúng bị đau. Bé mèo còn cuốn người hơn, vì trong khoảng thời gian này chúng nghĩ chỉ có chủ nhân, người mà chúng tin tưởng nhất mới có thể giúp được nó. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thấy âm hộ của bé mèo chảy máu hoặc các chất dịch lỏng khác.

Vật dụng cần chuẩn bị trước khi mèo đẻ

Các vật dụng cần chuẩn bị khi mèo đẻ
Các vật dụng cần chuẩn bị khi mèo đẻ
  • Khăn hoặc quần cũ để lót ổ đẻ và lau cho các bé mèo con vừa đẻ. Lưu ý, bạn cần đảm bảo khăn, quần áo cũ sạch sẽ 
  • Chuẩn bị bông, băng gạc trước khi mèo đẻ: sử dụng để vệ sinh cơ thể mèo hoặc các mục đích khác khi cần thiết. 
  • Dung dịch Glucose hoặc Gel dinh dưỡng: để bổ sung năng lượng cho mèo mẹ giảm mất sức do chúng rặn quá nhiều.
  • Các loại dụng cụ y tế cần thiết khi mèo đẻ: kéo, panh kẹp, Povidine, chỉ,… Dùng để cắt rốn cho mèo con trong trường hợp mèo mẹ quá mệt không thể tự cắn rốn cho con. 
  • Dự phòng sẵn thuốc kích thích đẻ Oxytocin dùng trong trường hợp mèo đẻ khó. 
  • Găng tay y tế: Đây là một đồ dùng cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho bạn cũng như ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ở mèo đẻ. 

Cách đỡ đẻ cho mèo chi tiết 

Để đảm bảo mèo đẻ được mẹ tròn con vuông thì bạn cần thực hiện lần lượt các bước sau đây: 

Mèo sinh tự nhiên
Mèo sinh tự nhiên
  • Nếu sức khỏe mèo mẹ bình thường thì bạn có thể để chúng sinh tự nhiên. Tuy nhiên, nếu mèo đã vỡ ối hơn 30 phút mà vẫn chưa có dấu hiệu đẻ thì bạn cần gọi ngay đến bác sĩ thú y để nhận được sự hỗ trợ. 
  • Lúc mèo con vừa sinh ra, mèo mẹ sẽ dùng răng để xé rách bọc ối và liếm sạch mũi, miệng và người con. Trong trường hợp, mèo mẹ quá đuối sức hoặc không tự làm công việc này được thì bạn cần phải hỗ trợ lau sạch mèo con, giúp chúng thở, vẩy sạch dịch ở mũi mèo. 
  • Sau khi mèo con đã được lau sạch, dùng panh kẹp dây rốn ở vị trí cách rốn tối thiểu 1cm. Dùng kéo đã được sát trùng sạch sẽ để cắt dây rốn. Sử dụng cồn Povidine để sát trùng vị trí rốn vừa cắt. Dùng chỉ buộc chặt phần dây rốn rồi mới được tháo panh ra. 
  • Đặt mèo con gần mẹ để chúng có thể tự tìm vú mẹ và bú.
Làm thế nào khi mèo sinh khó
Làm thế nào khi mèo sinh khó
  • Trong trường hợp, mèo mẹ rặn nhiều mà sau 30 phút, con vẫn chưa ra đời thì có thể tiêm Oxytocin để kích thích đẻ. Mỗi mũi tiêm cách nhau khoảng từ 40 – 60 phút. 
  • Nếu con bị mắc lại trong tử cung thì bạn có thể cho tay vào và nhẹ nhàng kéo mèo con ra theo cơn rặn của mèo mẹ.
  • Sau khi mèo đẻ xong thì bạn cần kiểm tra xem mèo có bị sót nhau không. Nếu bạn không kiểm tra thì sẽ rất nguy hiểm cho mèo mẹ bởi nhau bị sót lại sẽ gây nhiễm trùng cho chúng. 

Mèo đẻ trong bao lâu thì xong? Tuỳ vào từng giống, từng thể trạng mà thời gian đẻ của từng chú mèo khác nhau. 

Chăm sóc hậu sinh 

Cách chăm sóc mèo sau khi sinh
Cách chăm sóc mèo sau khi sinh
  • Bạn nên cho mèo đẻ ăn nhau thai của mình sau sinh. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho chúng ăn từ 1-2 nhau thôi, không nên cho chúng ăn quá nhiều vì điều này sẽ khiến mèo mẹ bị đầy hơi, đau bụng.
  • Cho mèo uống nước và ăn thức ăn nhẹ để lấy lại sức sau khi sinh. 
  • Cho mèo con bú sữa đầu để lấy nguồn kháng thể và chất dinh dưỡng trong vòng 24 giờ sau khi sinh. 
  • Tuyệt đối không được tắm cho mèo mẹ sau khi chúng vừa sinh xong. 

Thời gian sinh con của mèo mẹ kéo dài trong bao lâu?

Mèo đẻ trong bao lâu thì xong
Mèo đẻ trong bao lâu thì xong

Để sinh con, mèo mẹ phải mất trung bình khoảng nửa ngày. Những đứa con đầu tiên sẽ được sinh ra trong khoảng từ 30 phút đến 1 giờ sau khi bắt đầu chuyển dạ tích cực.

Mèo mẹ sẽ dừng lại một thời gian để nghỉ giữa các lần sinh và đồng thời vệ sinh cho mèo con, cho chúng bú.

Mèo con khi sinh ra bạn cần giữ ấm cho chúng và hướng dẫn chúng tìm núm vú của mẹ.

Một chú mèo khỏe mạnh ít khi sinh con sau 7 tiếng kể từ lúc chuyển dạ. Nếu chú mèo của bạn có dấu hiệu này thì hãy đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra. 

Các trường hợp cần lưu ý khi mèo đẻ 

Các trường hợp cần lưu ý khi mèo đẻ
Các trường hợp cần lưu ý khi mèo đẻ
  1. Mèo xuất hiện những cơn co thắt dài mà chưa sinh: Nếu bạn thấy bé mèo bị co thắt mạnh hơn 30 phút mà không có hiện tượng sinh thì hãy đưa chúng đi bệnh viện thú y để nhận được sự hỗ trợ
  2. Mèo sanh bị sót nhau: mèo của bạn sau khi đẻ sẽ có hiện tượng bị sót nhau nếu bạn không để ý khiến cho hiện tượng này xảy ra với chú mèo của bạn thì nó rất nguy hiểm. Nặng thì gây nhiễm trùng. Chú ý số lượng nhau thai bằng với số lượng thai.
  3. Mèo con bị chết lưu: Đây chắc hẳn là một hiện tượng không còn lạ gì. Hãy đưa bé mèo của bạn đến ngay phòng khám thú y để các bác sĩ hỗ trợ mèo sinh.
  4. Mèo con nằm trong âm đạo: Khi sinh, đầu của mèo con luôn là thứ được ra đầu tiên. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp mèo con mông và chân ra trước. Những bé mèo nằm trong âm đạo của mèo mẹ suốt 10 phút mà không ra ngoài thì rất nguy hiểm. Hãy hỗ trợ mèo mẹ lúc này bằng cách nhẹ nhàng lôi mèo con ra.
  5. Xuất huyết sau khi sinh: Trường hợp này được cho là rất bình thường nhưng nếu mèo mẹ bị xuất huyết nhiều quá thì hãy cho chúng đến gặp các bác sĩ thú y ngay lập tức để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.

Trên đây là cách đỡ đẻ cho mèo mẹ cực an toàn tại nhà mà các con sen nên biết. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy sức khoẻ của bé mèo mẹ không tốt thì hãy đưa chúng đến phòng khám thú y để nhận được sự giúp đỡ từ những người có chuyên môn. 

Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết của Petwiki. Chúc bạn hỗ trợ bé mèo vượt cạn thành công và có những bé mèo con khoẻ mạnh, xinh đẹp. 

Bài Viết Mới

Bài Viết Liên Quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here