spot_img

5 Cách Điều Trị Mèo Bị Gãy Xương, Rạn Xương

Mèo là một loại động vật vô cùng nghịch ngợm, thích leo trèo khám phá khắp nơi. Chính vì vậy việc mèo gặp phải chấn thương hay thậm chí mèo bị gãy xương không phải là điều hiếm gặp. Vậy nếu không may chú mèo nhà bạn bị gãy xương, rạn xương thì bạn cần tiến hành sơ cứu cho chúng như thế nào trước khi đưa chúng tới bệnh viện? Bài viết dưới đây, Petwiki sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu và nhận biết khi nào mèo bị gãy xương. 

Cấu trúc bộ xương của mèo

Bộ xương của mèo cũng giống như xương của các loài động vật có xương sống khác gồm 7 đốt sống cổ, 13 đốt sống ngực, 7 đốt sống lưng, 3 đốt sống hông và 14 – 28 đốt sống đuôi. Tuy nhiên, kích thước cấu tạo bộ xương của mèo lại nhỏ so với các loài khác và có nhiều đốt sống đuôi hơn nên mèo di chuyển, cuộn tròn lại một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, cấu tạo xương đuôi dài còn giúp cho bé mèo giữ thăng bằng khi di chuyển nhanh hoặc lúc rơi.

Cấu trúc xương mèo
Cấu trúc xương mèo

Dưới 4 bàn chân của mèo có cấu tạo rất đặc biệt, chúng giống như những chiếc đệm lò xo giảm xóc nên khi rơi mèo sẽ tiếp đất nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó, cơ thể của mèo khi rơi sẽ ngay lập tức chuyển về trạng thái cân bằng nhờ phản xạ tốt nên tư thế tiếp đất của mèo luôn là chân xuống trước. Do vậy, mèo rất ít khi bị tổn thương do rơi từ trên cao xuống hay bị ném ra xa. 

Thời gian ngủ trung bình của mèo kéo dài suốt 13 – 14 giờ/ ngày và hoạt động mạnh vào ban đêm. Sở dĩ mèo hoạt động vào buổi tối nhiều như vậy là vì cấu tạo thị giác của mèo thích hợp với nhìn trong bóng đêm hơn là nhìn dưới ánh sáng mặt trời. 

Khi tới mùa sinh sản, những chú mèo sẽ chăm chỉ chải chuốt bộ lông hơn, kêu nhiều hơn để tìm kiếm bạn tình. Trung bình, mỗi lứa mèo đẻ từ 2-5 con. Mèo con sẽ được nuôi dưỡng, chăm sóc chủ yếu từ mèo mẹ. Chúng được mèo mẹ dạy cho cách săn môi bằng các động tác trèo leo, rình, vồ… từ khi đạt 1 tháng tuổi. Cho tới khi, mèo con đạt 4 tháng tuổi thì chúng đã có thể tự bắt chuột, kiếm ăn.

Các biểu hiện mèo bị gãy chân, gãy xương, rạn xương

Bạn có thể nhận thấy chú mèo khi bị gãy xương, rạn xương, mèo bị gãy xương đuôi, mèo bị gãy xương sống, thông qua các biểu hiện như:

Biểu hiện mèo bị gãy xương
Biểu hiện mèo bị gãy xương
  • Chúng ít di chuyển hoặc gặp khó khăn trong việc đi lại, leo trèo là biểu hiện mèo bị gãy chân dễ nhất mà bạn có thể nhận ra.
  • Mèo có các hoạt động khác thường như: Kêu la, quấn chủ hơn để tìm kiếm sự giúp đỡ…
  • Vị trí bị tổn thương có thể sưng to lên, chạm vào bị đau
  • Chân bị biến dạng (có thể là ngắn lại, dài ra hoặc cong lên)
  • Mất chức năng vùng bị chấn thương
  • Chân không còn khả năng chịu lực
  • Nếu là chấn thương hở thì bạn có thể nhìn thấy rõ đầu xương bị lộ ra ngoài

Nếu bạn nhận thấy chú mèo nhà mình có những dấu hiệu mèo bị gãy xương trên thì hãy đưa chúng đi cấp cứu.

Cách sơ cứu cho mèo tại nhà trước khi đưa chúng đi đến bệnh viện

Sơ cứu khi mèo bị gãy xương
Sơ cứu khi mèo bị gãy xương
  • Dựa vào tình trạng của vết thương bạn cần phải tiến hành loại bỏ những thứ bụi bẩn, vật lạ dính vào vết thương.
  • Nếu vị trí bị chấn thương bị chảy máu thì bạn cần cầm máu cho mèo. Hãy chuẩn bị những miếng khăn, tấm vải sạch đặt vào vị trí máu chảy, giữ với một lực vừa phải để máu không bị chảy ra ngoài.
  • Sát trùng vết thương bằng các dung dịch thuốc sát trùng như: Hydrogen peroxide, Miramistin, dung dịch chlorhexidine hoặc kali permanganat.
  • Tuyệt đối không được tự ý kéo thẳng chân của bé mèo ra
  • Sử dụng các dụng cụ để cố định xương như thanh gỗ, bìa cứng,… Xương bị gãy cần được cố định cẩn thận, nâng đỡ nhẹ nhàng để hạn chế di chuyển vị trí gãy.
  • Bạn có thể chườm lại cho bé mèo để giúp giảm đau, giảm sưng vùng xương gãy. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không được chườm đá trực tiếp lên vết thương, hãy bọc đá vào một chiếc khăn hay một mảnh vải nào đó.
  • Không được cho mèo ăn uống gì trước khi gặp bác sĩ vì có thể sẽ phải mổ để cấp cứu.

Cách điều trị mèo bị gãy xương, rạn xương

Nguyên tắc trong điều trị gãy xương, rạn xương là đưa các mảnh xương bị vỡ về lại đúng vị trí của chúng và ngăn không cho chúng đi lệch ra bên ngoài cho đến khi xương lành lại. Để tiền hành điều trị gãy xương thì trước hết bạn cần xác định rõ vị trí gãy xương ở đâu bằng các phương pháp:

Chụp X-quang cho mèo

Chụp X-quang là một phương pháp hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ để điều trị cho mèo bị gãy chân.

Chụp X-quang giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường của xương, khớp. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào ảnh chụp X-quang để chẩn đoán vị trí xương bị gãy. 

X – quang cho mèo còn giúp ta xác định được các cơ quan như tim, phổi, mạch máu… có bị tổn thương do tác động của xương gãy không. Từ đó, giúp các bác sĩ thú y biết được thú cưng của mình có bị ảnh hưởng đến tim, phổi hay xương sườn có bị gãy không, có không khí tích tụ trong không gian xung quanh phổi (tràn khí màng phổi)  hay không?

Kỹ thuật chụp X-quang sẽ cho ta những hình ảnh sắc nét hiển thị trên máy vi tính, hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng chính xác hiệu quả. Kết quả cho phép ta lưu trữ lâu dài, tiết kiệm thời gian, thuận tiện…

Điều trị mèo bị gãy xương
Điều trị mèo bị gãy xương

Bó bột cho mèo

Bó bột thường được dùng trong các trường hợp mèo bị gãy chân do tai nạn, ngã bị thương nhẹ xương chỉ bị gãy mà vẫn còn dính với nhau, không lìa hẳn thì bác sĩ thú y sẽ dùng phương pháp bó xương chó mèo để cố định xương.

Phẫu thuật điều chỉnh xương cho mèo

Đây là một dịch vụ can thiệp đến các vấn đề về xương của thú cưng do bị tai nạn té ngã ở mức độ cao hơn. Hiện tại dịch vụ phẫu thuật xương cho chó mèo đã có những bước phát triển và áp dụng công nghệ rất hiện đại không thua gì trên con người. Tuy nhiên chi phí cần phải bỏ ra sẽ cao hơn so với bó bột.

Ghép xương cho mèo

Ghép xương thường được thực hiện đối với các trường hợp mèo bị gãy xương lìa ra hoặc bị mất hẳn một phần xương. Trường hợp này nếu bó bột thì sẽ không có tác dụng gì, buộc bạn phải cho chó mèo sử dụng đến các dụng cụ nối ghép xương, hỗ trợ chỗ định xương gãy

Kỹ thuật đóng đinh nẹp xương cho mèo

Đóng đinh nẹp xương được sử dụng cho các ca bị gãy xương nặng. Đóng đinh giúp xương của chó mèo nhanh lành hơn rất nhiều.

Chăm sóc cho mèo khi chúng bị gãy xương, rạn xương

Đối với mèo bị gãy xương gãy xương, tùy vào vị trí tổn thương và mức độ tổn thương của chúng mà bác sĩ thú y sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, có thể là bó bột hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, dù là phương pháp nào thì con vật cũng cần phải có một chế độ chăm sóc và phục hồi khoa học để hỗ trợ xương nhanh liền lại. Dưới đây là các phương pháp chăm sóc mèo con bị gãy xương, 

Chế độ ăn dành cho mèo bị gãy xương

Mèo bị gãy xương nên ăn gì?
Mèo bị gãy xương nên ăn gì?

Sau khi đã bó bột, phẫu thuật thành công thì bạn cần phải chú ý đến cả chế độ ăn của mèo nữa. Hãy bổ sung thật nhiều các chất giúp xương nhanh chóng liền lại như: 

  • Thực phẩm nhiều canxi như: thực phẩm chức năng bổ sung canxi, cá, sữa…
  • Thực phẩm nhiều magie có trong: thịt, cá…
  • Thực phẩm nhiều kẽm: Hải sản, cá biển, trứng…
  • Ngoài ra, khi bị gãy xương, mèo cũng cần được bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin B6 và vitamin B12 để tăng cường sức đề kháng, hồi phục nhanh các tổn thương xương.

Chế độ hoạt động dành cho mèo bị gãy xương

Mèo bị gãy xương có nên vận động không?
Mèo bị gãy xương có nên vận động không?

Bên cạnh thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý thì bạn cần phải kết hợp cả chế độ hoạt động nghỉ ngơi cho mèo:

  • Hạn chế cho mèo chạy nhảy, đi lại, vận động mạnh.
  • Sau khoảng 3-4 tuần thì xương đã có dấu hiệu lành lại, bạn cần cho chúng tập các bài tập nhẹ nhàng để các khớp xương được hoạt động
  • Hãy thường xuyên cho mèo ra tắm nắng để tăng khả năng hấp thụ vitamin D

Trên đây là tất cả những điều bạn nên biết khi mèo bị gãy chân. Petwiki hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách xử lý khi mèo bị gãy xương. 

Cảm ơn các bạn đã chú ý, quan tâm bài viết của Petwiki.

Bài Viết Mới

Bài Viết Liên Quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here