spot_img

Chó Bị Sỏi Bàng Quang – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Sỏi bàng quang là bệnh phổ biến ở chó mèo. Sỏi bàng quang được hình thành từ những khối rắn nằm trong bàng quang do các khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng và kết tinh lại với nhau. Sỏi bàng quang có thể vẫn có kích thước nhỏ hoặc phát triển đến đường kính vài mm và có thể cọ vào thành bàng quang gây viêm. Trong bài viết này, Petwiki sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa trị bệnh sỏi bàng quang ở chó.

Cách sỏi bàng quang được hình thành

Nguyên nhân chó bị sỏi bàng quang
Nguyên nhân chó bị sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang được hình thành từ những khối rắn nằm trong bàng quang do các khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng và kết tinh lại với nhau. Việc tăng hàm lượng các khoáng chất cao như magie, canxi, phốt phát trong nước tiểu có nguy cơ kết tủa tinh thể sỏi.

Nồng độ tính kiềm cũng như tính axit pH có trong nước tiểu sẽ quyết định các loại sỏi khác nhau sẽ hình thành trong nước tiểu có tính axit hoặc kiềm. Một nguyên nhân khác dẫn đến sự hình thành sỏi bàng quang ở chó mèo là nhiễm trùng do vi khuẩn trong bàng quang có thể làm thay đổi độ pH của nước tiểu và sau đó khuyến khích sự hình thành của tinh thể.

Các triệu chứng điển hình khi chó bị mắc bệnh sỏi bàng quang

Triệu chứng sỏi bàng quang ở chó
Triệu chứng sỏi bàng quang ở chó

Các triệu chứng thường gặp như: tiểu khó, tiểu nhiều lần từng chút một, có biểu hiện đau khi đi tiểu, tiểu không kiểm soát, có thể tiểu bậy ở khắp nơi, tiểu ra máu, nước tiểu đổi màu, thường xuyên cố đi tiểu nhưng không có nhiều nước tiểu, nôn mửa, chán ăn, hay liếm cơ quan sinh dục. 

Các phương pháp chẩn đoán sỏi bàng quang ở chó

Ngoài những triệu chứng kể trên, có những trường hợp không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, khi đó bác sĩ cần can thiệp một số phương pháp cận lâm sàng để chẩn đoán:

Chẩn đoán sỏi bàng quang ở chó
Chẩn đoán sỏi bàng quang ở chó

Phương pháp X-quang: những tấm phim chụp X-quang sẽ thấy được rõ rệt những viên sỏi lớn trong bàng quang của chó, có giá trị trong việc phát hiện ra hầu hết các loại sỏi, ngoại trừ urate, sỏi cystine và sỏi <3mm

Phương pháp siêu âm: thường được dùng để đánh giá trình trạng viêm của đường tiết niệu và các loại sỏi không thấy được bằng kỹ thuật X-quang

Phương pháp xét nghiệm nước tiểu để xác định loại sỏi, xét nghiệm máu tổng quát để đưa ra những kết luận về tình trạng sức khoẻ, chức năng gan thận, đường huyết, đánh giá cân bằng điện giải.

Các lưu ý về thức ăn khi chó bị sỏi bàng quang

Những lưu ý mà bạn cần note ngay khi chó mèo của bạn bị sỏi bàng quang. Bạn nên tuỳ vào chẩn đoán của bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn cho chú cún của bạn

Nên hạn chế sử dụng những loại thức ăn chứa nhiều muối khoáng dư thừa như canxi, natri, amoniac, hoặc carbonate trong chế độ ăn. Sử dụng những loại thức ăn có chứa ít protein, purine có thể mang lại lợi ích cho những chú chó bị sỏi urate. Đối với sỏi canxi oxalate, cần một chế độ ăn có hàm lượng canxi thấp sẽ giúp chú chó cưng của bạn điều trị tốt hơn.

Thức ăn tươi là lựa chọn ưu tiên dành cho chó bị sỏi bàng quang. Trong thức ăn tươi có những thực phẩm có tính năng cấp nước tuyệt vời cho cơ thể chó vì chó mắc sỏi bàng quang rất dễ bị mất nước và cần uống rất nhiều nước. Đồng thời, thức ăn tươi cũng giảm đáng kể nguy cơ kết tủa của tinh thể khoáng chất ở bàng quang ngăn chặn sự hình thành sỏi

Một số loại thực phẩm cần thiết cho bữa ăn của chó bị sỏi bàng quang là protein đến từ thịt nạc của lợn, bò, gà. Những loại hải sản như tôm, cua, cá cũng khá tốt cho chế độ ăn của chúng nhưng không khuyến khích ăn nhiều. Các thực phẩm giàu protein nhưng trứng, sữa cũng nên được hạn chế. Các chuyên gia cũng khuyến cáo một tuần chỉ nên ăn từ 2-3 bữa có nhiều protein.

Chó bị sỏi bàng quang thì nên ăn gì?
Chó bị sỏi bàng quang thì nên ăn gì?

Đồng thời, việc chia khẩu phần ăn một cách khoa học cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ở chó. Không nên phục vụ quá nhiều thức ăn trong một bữa, thay vì đó hãy chia nhỏ thành nhiều bữa, mỗi bữa nên cách nhau từ 2 đến 3 giờ. Việc đó để đảm bảo thức ăn từ bữa này đã được tiêu hoá hết để có thể tiếp nhận bữa tiếp theo.

Như vậy, chó có thời gian để tiêu hoá thức ăn, tránh tích tụ nhiều trong dạ dày. Chú ý khi chia nhỏ bữa ăn hãy đảm bảo rằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn vẫn đầy đủ. Tuỳ thuộc vào tình trạng hoạt động và thời gian mà bạn nên chia bữa ăn cho phù hơn.

Việc uống nước cũng khá quan trọng khi chăm sóc chó bị sỏi bàng quang. Khi nhiễm bệnh, chó cần uống nhiều nước để được đào thải, nước uống của chó phải là nước sạch không nhiễm bẩn. Nhờ việc uống nhiều nước cùng với chế độ ăn uống khoa học giúp chó đi ngoài nhiều hơn từ đó các tích tụ của khoáng chất hoặc sỏi vừa hình thành được tống ra ngoài.

Ngoài ra sự kết hợp giữa thức ăn khô và thức ăn tự nhiên cũng là một sự lựa chọn. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm dạng khô chế biến đặc biệt cho việc hỗ trợ tan sỏi ở chó.

Cách điều trị chó bị sỏi bàng quang

Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào kích thước của sỏi

Dưới đây sẽ là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến:

Cách điều trị chó bị sỏi bàng quang
Cách điều trị chó bị sỏi bàng quang

Phẫu thuật loại bỏ sỏi bằng cách mở bàng quang. Đây là phương pháp điều trị hay được lựa chọn do sỏi quá lớn để bơm nước tiểu và chế độ ăn uống khó có thể áp dụng. Chú chó của bạn sẽ được hồi sức nhanh chóng sau 2-4 ngày. Tình trạng tiểu ra máu vẫn còn tiếp diễn sau vài ngày phẫu thuật nhưng sẽ hết sau đó.

Áp dụng chế độ ăn dinh dưỡng cũng có thể giúp loại bỏ đi một số loại sỏi nhất định. Do vậy, cách này có ưu điểm là không cần phẫu thuật, phù hợp với một số cá thể. Thời gian điều trị có thể kéo dài hàng tháng. Tuy nhiên, cách này cũng có nhược điểm đó là chú chó của bạn sẽ vẫn phải chịu đau từ việc đi tiểu ra máu,…

Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ đẩy sỏi ra ngoài cũng như hỗ trợ bằng biện pháp thông tiểu

Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp truyền dịch nhằm lọc thận và làm thông đường niệu đạo, sỏi nhỏ và tinh thể cũng có thể bị đẩy ra cùng với nước tiểu.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết về bệnh sỏi bàng quang chó. Petwiki hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn trong quá trình nuôi dưỡng thú cưng. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc chia sẻ nào bạn có thể để lại bình luận bên dưới. Chúng mình sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.

Bài Viết Mới

Bài Viết Liên Quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here