spot_img

4 Cách Xử Lý Khi Chó Bị Ngộ Độc Tại Nhà 

Chó bị ngộ độc là một tình trạng thường xuyên xảy ra, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và nhiều dạng trúng độc khác nhau như ăn phải hóa chất, chó ăn phải bả…tất cả đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của chú chó. Chính vì thế, bạn cần hết sức cẩn thận và biết cách nhận biết những biểu hiện, những triệu chứng khi chó bị trúng độc để có những biện pháp xử lý kịp thời. 

3 Nguyên nhân thường gặp khiến chó bị ngộ độc

Chó bị ngộ độc là do đâu?
Chó bị ngộ độc là do đâu?

Chó bị ngộ độc do thức ăn

Chó bị ngộ độc do thức ăn có chứa các chất mà cơ thể của cún cưng không thể tiêu hóa, xử lý được. Những chất đó thường có mặt trong socola, hành khô, nho khô,… Chó bị ngộ độc thức ăn thường có những biểu hiện bất thường bao gồm:

  • Co giật
  • Sùi bọt mép
  • Bước đi liêu xiêu 
  • Chó lừ đừ, mệt mỏi.

Nếu trước đó, bạn thấy chó ăn các loại thực phẩm không tốt cho cún hay ăn thứ gì đó mà bạn không xác định thì có thể chó đã bị trúng độc.

Chó bị ngộ độc do tiếp xúc với các chất độc, hóa chất

Trong quá trình vui chơi, chạy nhảy chú cún rất có thể sẽ ăn phải một số chất độc hại hay gặm nhấm những đồ dùng chứa đựng hóa chất có vẽ hình đầu lâu, xương chéo vạch đen đều là chất có thể gây độc. Ví dụ các loại hóa chất công nghiệp như thuốc xịt ve rận, thuốc diệt muỗi, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ… 

Chó bị ngộ độc do ăn phải bả

Bả là các chất độc được tẩm vào thức ăn mà chó yêu thích như thịt gà, pate, thịt nướng… Những đối tượng xấu sẽ trộn vào thực ăn rồi ném vào những khu vực mà chó thường xuyên hoạt động. 

Những xác chết của chuột bị chết do ăn phải bả cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến chó cưng bị trúng độc. Chó uống phải nước thải, nước xả của nhà vệ sinh, máy giặt có lẫn các chất tẩy rửa cũng có thể bị ngộ độc

Chó bị ngộ độc khi ăn phải bả chuột

Tình trạng chó ăn phải bả chuột ở nước ta là một tình trạng diễn ra rất phổ biến, nhất là ở các vùng quê. Ngộ độc thuốc diệt chuột (bả chuột) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở chó. Để lại nhiều thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần cho người nuôi. Vậy chủ nuôi phải làm gì khi chó cưng không may ăn phải bả chuột?

Cấp cứu nhanh cho chó 

Cấp cứu khi chó ăn phải bả
Cấp cứu khi chó ăn phải bả

Ngay sau khi phát hiện ra chú chó của mình bị trúng bả thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là bạn cần bình tĩnh để thực hiện sơ cứu cho chó. Hãy nhanh chóng gọi ngay cho cơ sở thú y gần nhất để nhận được những hướng dẫn từ các bác sĩ thú y.

Thông thường nếu chó bị ngộ độc do ăn phải bả thì việc đầu tiên mà bạn cần làm đó chính là gây nôn cho chó. Để Để gây nôn cho chó, bạn cần có dung dịch Oxy già được bán ở hầu hết hiệu thuốc tây, liều lượng 1 muỗng cà phê cho 2-5kg thể trọng. Bạn nên cho uống cách quãng từ 10-20p lại cho uống 1 lần cho đến khi chó nôn ra hết những chất chúng vừa ăn phải trong dạ dày ra.

Một phương pháp nữa để gây nôn cho chú chó đó chính là gây nôn bằng mùn thớt. Đây là phương pháp được lưu truyền trong dân gian nhưng hiệu quả cũng như thao tác không bằng oxy già. Hãy nhanh chóng gây nôn cho chó trong vòng 2 giờ đồng hồ tính từ lúc chó ăn phải bả chuột

Giải độc dạ dày cho chó sau khi kích thích gây nôn

Sau khi bạn đã kích nôn được cho chú chó, việc tiếp theo mà bạn cần làm là giải độc. Bạn có thể cho cún uống nước đậu xanh, nước gừng để nguội. Hai loại nước này có tác dụng rất tốt trong việc giải độc cho dạ dày. Bã của đậu xanh và gừng bạn có thể giã nhuyễn ra rồi cho thú cưng ăn kèm. 

Khi tình trạng của chú chó đã ổn định hơn, bạn nên đưa chúng về khu vực yên tĩnh để nghỉ ngơi và theo dõi thêm tình hình. 

Trường hợp không nên gây nôn cho chó 

Gây nôn là điều cần thiết khi mà chú chó bị ngộ độc. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể gây nôn cho chú chó. Hãy căn cứ vào tình hình để đưa ra quyết định có nên gây nôn cho chúng hay không. Dưới đây là một số trường hợp bạn không nên gây nôn:

Trường hợp không nên gây nôn cho chó
Trường hợp không nên gây nôn cho chó
  • Chó có thể tự nôn được và đang nôn liên tục
  • Chó đang trong trại thái hôn mê, khó thở, trụy tim mạch
  • Chó ăn phải các chất như Acid, Alkaloid cho trong Strychnine, chất tẩy rửa đồ gia dụng, các sản phẩm hóa dầu
  • Các loại thuốc có ghi ở nhãn là “không được gây nôn”
  • Khi cún có các biểu hiện của co giật hay tổn thương thần kinh
  • Cún bị tiêu chảy hay có dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa cấp tính 

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc gây nôn cho chó

  • Không được sử dụng thuốc gây nôn khi chó đã hôn mê, bất tỉnh, khó thở hay khi chúng có các biểu hiện đau đớn, sốc thuốc… Điều bạn cần làm lúc này là nhanh chóng đưa cún đến gặp các bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.
  • Trong quá trình chuẩn bị đưa cún đi cấp cứu thì bạn cần đem theo vỏ thuốc chuột nếu có hoặc lượng bả dư thừa nếu cún của bạn không ăn hết.
  • Hãy để ý thời gian cún ăn phải bả, lượng bả cún ăn.

Chó bị ngộ độc do ăn Socola

Socola là sản phẩm được sản xuất từ hạt cacao. Trong Socola có chứa chất kích thích đó chính là Theobromine. Chất này có thể được con người hấp thụ và tiêu hóa một cách dễ dàng tuy nhiên đối với chó thì không vậy. Quá hình tiêu hóa Theobromine của chó diễn ra tương đối chậm song song với quá trình này thì độc tố trong cơ thể cún lại không ngừng tăng lên dẫn đến tình trạng ngộ độc. 

Chó bị ngộ độc khi ăn Socola
Chó bị ngộ độc khi ăn Socola

Mức độ ngộ độc của chó đương nhiên sẽ được đánh giá dựa trên lượng Socola được đưa vào cơ thể và cả khối lượng của cơ thể nữa. 

Một lượng nhỏ Socola sẽ chỉ khiến chó cưng bị đau bụng, buồn nôn, khó chịu. Tuy nhiên nấu cún ăn quá nhiều socola thì tình trạng chó bị ngộ độc Socola sẽ diễn ra. Cún sẽ có các biểu hiện như co giật, liệt tứ chi, cơ rung rung… Đi sâu hơn thì nhịp tim sẽ bị rối loạn, chảy máu nội tạng hoặc trụy tim. Trong trường hợp xấu nhất, khi chó bị ngộ độc Socola mà không được xử lý và cấp cứu kịp thời thì có thể gây tử vong.

Các dấu hiệu chẩn đoán chó bị ngộ độc Socola

Petwiki sẽ giúp các bạn biết được cách chẩn đoán lâm sàng cho chó khi chúng bị ngộ độc Socola. Các triệu chứng của ngộ độc sẽ xuất hiện trong vòng 4 – 24 giờ kể từ khi cún cưng ăn phải socola. 

  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Thân nhiệt tăng cao
  • Phản xạ toàn thân tăng
  • Cơ căng cứng
  • Con vật có hiện tượng thở gấp
  • Nhịp tim tăng nhanh hoặc rối loạn nhịp tim
  • Huyết áp giảm xuống thấp
  • Co giật
  • Nặng thì cún cưng sẽ bị trụy tim, kiệt sức hoặc hôn mê

Khi bạn thấy cún cưng xuất hiện những biểu hiện này thì bạn cần đưa chúng đến cơ sở thú y gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Ở đây, cún cưng sẽ được bổ sung các loại thuốc tiêu hóa để hỗ trợ bảo vệ hệ tiêu hóa ngay sau khi cún được chẩn đoán chắc chắn là bị ngộ độc.

Phương pháp điều trị khi chó bị ngộ độc Socola

Chữa trị khi chó bị ngộ độc Socola
Chữa trị khi chó bị ngộ độc Socola

B1: Gây nôn để tống tất cả thức ăn trong bụng cún ra ngoài, ngăn chặn độc tốt Theobromine ngấm sâu vào cơ thể.

B2: Sử dụng than hoạt tính để khử độc. Độc tính lúc này sẽ được hấp thụ vào than và không đi sâu vào trong cơ thể. 

B3: Truyền dịch để ổn định cơ thể, chống co giật và duy trì nhịp tim ổn định.

Chó bị ngộ độc do hít phải khí ga Oxit Nitric

Carbon Monoxide (CO) là khí gas không màu. Nếu cún cưng không may hít phải CO, sẽ kết hợp với Hemoglobin có trong máu tạo thành Carboxyhemoglobin (HbCO). Nó khiến chức năng vận chuyển Oxy của máu bị trì trệ gây ra hiện tượng thiếu Oxy mô bào cấp tính ảnh hưởng lớn đến các hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh của bé cún.

Chó bị ngộ độc khi hít phải khí gas
Chó bị ngộ độc khi hít phải khí gas

Chó bị ngộ độc nhẹ thì sẽ có các triệu chứng: 

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • mệt mỏi, ủ rũ
  • Nhịp tim bị rối loạn
  • Nôn mửa liên tục
  • Ánh mắt đờ đẫn, mơ hồi

Chó bị ngộ độc ở mức độ vừa thì ngoài các triệu chứng vừa kể trên ra còn có cả các triệu chứng khác về da như nổi mẩn, đồng tử mắt giãn ra, nhịp tim và nhịp hô hấp tăng, tứ chi căng thẳng, mất ý thức. Còn nếu chó bị ngộ độc nặng thì dẫn đến hôn mê, co giật.

Cách cấp cứu chó khi bị ngộ độc khí Oxit Nitric

Hãy đưa cún cưng ra khỏi vị trí bị ngộ độc, đặt chúng nằm ở nơi có không khí trong lành, rồi nhanh chóng đưa đến phòng khám thú y gần nhất để nhận được sự hỗ trợ từ các bác sĩ có chuyên môn.

Cách điều trị

Chữa trị khi chó bị ngộ độc Socola
Chữa trị khi chó bị ngộ độc Socola

Sau khi nhập viện chó cưng cần được chăm sóc theo đúng quy định của khoa nội. Các bác sĩ thú y sẽ duy trì đường hô hấp của chú chó luôn thông suốt bằng cách làm sạch miệng mũi, dịch tiết trong cổ.

Sử dụng liệu pháp Oxy,  nâng nồng độ oxy lên cao, để hít thở 8 – 10 lít/phút. Nếu chó mèo có hiện tượng suy hô hấp các bác sĩ sẽ ngay lập tức đặt nội khí quản, kích thích hô hấp.

Truyền tĩnh mạch các loại thuốc hỗ trợ như như Mannitol, Dexamethasone….

Việc tăng cường dinh dưỡng cho chó cưng trong suốt quá trình điều trị cần được chú trọng. Duy trì lượng nước, điện giải và cân bằng axit – bazo.

Trong quá trình cứu hộ hãy chú ý theo dõi chặt chẽ những thay đổi của chú chó.

Chó bị ngộ độc lân hữu cơ

Lân hữu cơ là các chất có trong phân bón, thuốc trừ sâu… Chó có thể vô tình hấp thu chất này vào cơ thể thông qua động tác hít thở, liếm hay chỉ vô tình là những lần nằm lăn dài trên cỏ. Một lượng lân hữu cơ vào cơ thể sẽ gây ức chế hoạt tính Cholinesterase dẫn đến hiện tượng Muscarinic cấp tính. 

Biểu hiện khi chó bị ngộ độc lân hữu cơ

Khi chó bị hiện tượng Muscarinic cấp tính thì sẽ có các biểu hiện như:

  • Tăng tiết nước bọt
  • Chảy nước mắt
  • Rối loạn tiểu tiện
  • Tiêu chảy nhiều
  • Nôn mửa
  • Co thắt phế quản nên chú chó sẽ cảm thấy khó thở
  • Nhịp tim chậm dần
  • Đồng tử mắt co lại
  • Huyết áp hạ, có hiện tượng rối loạn dẫn truyền trong tim
Chó bị ngộ độc lân hữu cơ
Chó bị ngộ độc lân hữu cơ

Nếu chó bị ngộ độc nặng thì sẽ:

  • Cơ yếu, rung cơ, bại liệt dẫn tới tử vong do liệt cơ hô hấp
  • Rối loạn nhịp tim
  • Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương
  • Hôn mê
  • Hô hấp gặp cản trở
  • Xuất hiện các cơn co giật
  • Ứng chế trung khu vận mạch gây suy tuần hoàn cấp

Cách cấp cứu khi chó bị ngộ độc lân hữu cơ

Cấp cứu khi chó bị ngộ độc lân hữu cơ
Cấp cứu khi chó bị ngộ độc lân hữu cơ

Trong quá trình cấp cứu chó bị ngộ độc lân hữu cơ thì liệu pháp điều trị hỗ trợ là chìa khóa chính. Chú chó cần được theo dõi chặt chẽ vì suy hô hấp do các cơ hô hấp bị yếu đi.

Tiêm Atropin để làm giảm co thắt phế quản và phù phổi. Bên cạnh đó, Atropin còn làm bình thường hóa kích thước của đồng tử mắt hoặc ổn định nhịp tim. Liều thường là tiêm 5 -10mg trong 10 phút, Tiêm liên tục cho đến khi nào con vật có dấu hiệu ngấm Atropin.

Loại bỏ ngay tất cả các chất độc ra khỏi cơ thể con vật càng sớm càng tốt.

Pralidoxime (2-PAM) được sử dụng ngay sau khi atropine ngấm vào cơ thể để làm giảm các triệu chứng thần kinh cơ.

Trong trường hợp nặng thì bạn nên sử dụng thêm Benzodiazepine để giảm động kinh. Diazepam là biện pháp dự phòng có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng thần kinh sau khi chó cưng bị ngộ độc lân hữu cơ từ vừa đến nặng.

Bài viết vừa rồi là toàn bộ những kiến thức cần biết về cách xử lý khi chó cưng bị ngộ độc thực phẩm, bả, lân hữu cơ… Petwiki hy vọng rằng những kiến thức đó sẽ giúp các bạn có thể xử lý các tình huống ngộ độc một cách nhanh nhất để giúp chó thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết!

Bài Viết Mới

Bài Viết Liên Quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here