Poodle là một trong những giống chó được nuôi rất nhiều ở Việt Nam, chúng được yêu thích bởi ngoại hình nhỏ nhắn, đáng yêu và bộ lông xù tự nhiên với các màu sắc đa dạng: đen, trắng, vàng, socola, kem,… Để có những màu sắc đa dạng đấy, các nhà nhân giống đã tiến hành nghiên cứu qua rất nhiều lần phối giống. Nếu bạn cũng muốn sở hữu cho mình một chú Poodle với màu lông đặc biệt theo ý thích, hãy tham khảo bài viết của Petwiki để biết thêm thông tin về quy trình cũng như cách phối giống chó Poodle và những lưu ý khi phối giống chó Poodle nhé!
Ưu điểm của việc phối giống chó Poodle
Ngày nay có nhiều người nuôi lựa chọn thực hiện phối giống chó Poodle của họ bởi vì việc phối giống có rất nhiều ưu điểm như:
- Tập hợp tất cả các ưu điểm của chó bố mẹ giúp tạo ra thế hệ giống mới có nguồn gen tốt hơn.
- Giúp tạo ra những chú Poodle có màu lông đẹp, phù hợp với sở thích đa dạng của người nuôi.
- Việc phối giống chó Poodle còn giúp nâng cao chất lượng giống.
Các giống chó Poodle
Standard Poodle
Giống như cái tên của nó đây là giống chó Poodle lâu đời nhất và giữ được nhiều đặc điểm tiêu chuẩn của giống chó săn vịt tổ tiên. Đây cũng là giống chó có ngoại hình to lớn nhất trong đại gia đình Poodle với chiều cao lên đến 45 – 60cm và cân nặng từ 35 – 40kg. Giống chó này gây ấn tượng với thân hình mảnh khảnh, cân đối, bộ lông xù tự nhiên với các màu sắc như: đen, xám đỏ, socola, kem, trắng, ,… Tuy nhiên ở Việt Nam lại không chuộng giống chó to lớn này nhưng chúng lại khá phổ biến ở Mỹ.
Miniature Poodle
Miniature Poodle có kích thước nhỏ hơn Standard Poodle với chiều cao 25 – 35cm và cân nặng 7- 9kg khi trưởng thành. Thân hình cân đối vừa phải chi trước và chi sau bằng nhau, phần đuôi dài hơn so với các loại Poodle khác, tổng thể trông nhỏ gọn hơn so với Standard Poodle. Chúng cũng không được phổ biến lắm ở Việt Nam và thường được nuôi và huấn luyện xiếc thú chuyên nghiệp.
Toy Poodle
Đây là loại chó Poodle có kích thước nhỏ nhất trong các loại chó Poodle với chiều cao khoảng 25-30cm chiều cao và nặng 3-5kg. Với ngoại hình nhỏ nhắn, đáng yêu, tính cách hoạt bát nhanh nhẹn, sức khỏe tốt, tuổi thọ trung bình cao, Toy Poodle là dòng Poodle được ưa chuộng nhất ở Việt Nam và phổ biến nhất trên thế giới.
Tiny Poodle và Teacup Poodle
Hai giống chó này không được AKC công nhận chính thức vì chúng được xem là phiên bản khác của Toy Poodle. Nói đúng hơn chúng là những bé Toy Poodle sinh non với khiếm khuyết về kích thước và ngoại hình. Tiny Poodle có chiều cao 16–20cm và nặng khoảng 3.5kg, trong khi đó Poodle Teacup có kích thước chỉ bằng một tách trà lớn với chiều cao từ 12–14cm và chỉ nặng dưới 2kg.

Tuy ngoại hình nhỏ nhắn, đáng yêu nhưng vì được sinh non nên chúng có tuổi thọ trung bình thấp (từ 3-4 năm tuổi), sức khỏe rất yếu và gặp rất nhiều vấn đề khác nên chúng không được khuyến khích nuôi nhiều.
Những điều cần biết khi phối giống chó Poodle
Thời gian động dục của Poodle cái
Tùy vào giống chó, khí hậu môi trường, điều kiện chăm sóc mà thời gian động dục của chó Poodle khác nhau. Trung bình Poodle khoảng 8-10 tháng tuổi sẽ bắt đầu động dục, và thời gian phát dục có thể rơi vào khoảng tháng 3-5 và tháng 9-11 trong năm.

Thời kỳ động dục có thể chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn đầu thời kỳ động dục, thời kỳ động dục và giai đoạn sau thời kỳ động dục, giữa các giai đoạn thường cách nhau 1 tháng. Mỗi chú Poodle ở độ tuổi khác nhau, có thể trạng, chế độ dinh dưỡng khác nhau cũng sẽ dẫn tới sự khác nhau trong thời kỳ phát dục.
Các chu kỳ động dục của chó Poodle thường cách nhau 6-8 tháng một lần. Với những chú chó già đã lớn tuổi hay những chú chó bệnh, chăm sóc kém sẽ có dấu hiệu rối loạn động dục và từ năm thứ 8 trở đi có thể bị “loạn” hoặc “tắt kinh”.
Dấu hiệu Poodle động dục
Poodle cái
Mỗi chú chó Poodle có thời gian động dục khác nhau, và thường xuất hiện khoảng 1 tuần trước khi bước vào chu kỳ động dục. Xác định các dấu hiệu động dục là điều cần thiết giúp tăng tỉ lệ thành công khi phối giống chó Poodle. Do những biến đổi về hormone trong thời kỳ động dục để thu hút bạn tình nên bạn sẽ nhận thấy nhiều biến đổi về cơ thể của Poodle như:

- Thường sủa nhiều hơn và phấn khích hơn bình thường.
- Thích gần gũi, quấn quýt với người và đặc biệt các chú chó đực.
- Lông của Poodle cái mềm mượt, óng ả hơn.
- Bộ phận sinh dục và đầu núm vú có dấu hiệu mẩy lên.
- Âm hộ sưng lên và có dịch nhờn tiết ra từ bên trong.
- Ban đầu ra máu ít, càng đến thời điểm phát dục thì ra máu càng nhiều, có thể dây đầy ra nhà và dính vào các đồ vật trong nhà.
Poodle đực

Dấu hiệu nhận biết chó Poodle đực phát dục có nhiều sự khác biệt so với chó cái như:
- Đi tiểu nhiều lần, nhiều nơi để hấp dẫn chó cái và để đánh dấu địa phận của mình
- Có hiện tượng rụng lông nhiều, bộ lông mới đẹp, bóng mượt hơn.
- Thích được cưỡi lên người con chó cái ở phía sau.
- Phần dương vật thỉnh thoảng sẽ lòi ra bên ngoài.
- Thường gây hấn với những chú chó đực khác khi chơi đùa với chó cái.
- Có thể có biểu hiện liếm và ngửi âm hộ chó cái
Cách tốt nhất để nhận biết chó đực phát dục chính là xem phản ứng của chó đực khi gần gũi với chó cái qua hành vi giao tiếp cùng trạng thái kích thích, hưng phấn của chó Poodle đực.
Xem thêm: Cạo lông máu cho Poodle có ảnh hưởng sức khỏe của bé không?
Thời gian thích hợp để phối giống chó Poodle
Poodle cái
Poodle thường dậy thì khi được 6 – 8 tháng tuổi, nhưng cơ thể lúc này chưa phát triển hoàn thiện vì vậy không nên thực hiện phối giống, nếu mang thai sẽ rất nguy hiểm. Độ tuổi thích hợp để phối giống chó Poodle là từ 18 – 24 tháng tuổi, lúc này cơ thể đã phát triển và có khả năng mang thai. Một năm có 2 mùa thích hợp để phối giống Poodle, mỗi mùa khoảng 2 tuần và giữa các mùa cách nhau 6 tháng, tỉ lệ mang thai ở mùa 2 thường sẽ cao hơn mùa đầu.
Thời gian thích hợp để phối giống Poodle là khoảng sau từ 10 – 15 ngày từ khi chó cái hành kinh. Vì vậy bạn cần xác định được ngày ở trong kỳ kinh của chó khá khó, vì chúng có thể liếm sạch máu kinh khiến bạn không dễ gì mà phát hiện được. Cần chú ý quan sát màu sắc và tình trạng của chất nhầy tiết ra từ âm hộ của chó Poodle cái. Và sau khoảng một tháng bạn hãy kiểm tra các đầu núm vú và bụng của chó cái để xác định xem có đậu thai hay chưa.

Poodle đực
Chó Poodle đực có thể thực hiện phối giống khi qua tuổi dậy thì khoảng 2 tháng. Thời gian dậy thì của Poodle đực và cái thường không giống nhau, Poodle đực dậy thì vào khoảng 10 đến 12 tháng tuổi muộn hơn 2 – 3 tháng so với cho Poodle cái. Bạn cần cho chó đực gần gũi dần dần với chó cái trong thời gian phát dục để có thể đạt kết quả phối giống tốt nhất.
Quy trình phối giống chó Poodle

Quy trình phối giống chó Poodle gồm 5 bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra sức khỏe của Poodle
Kiểm tra sức khỏe của Poodle trước khi phối giống để đảm bảo xem chúng có đủ sức khỏe và khả năng để tiến hành phối giống và mang thai được hay không.
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ cho Poodle
Tiến hành tắm rửa sạch sẽ cho Poodle với các loại sữa tắm chuyên dụng cắt tỉa bớt lông, chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để giúp Poodle cảm thấy thoải mái trong quá trình phối giống.
Bước 3: Kiểm tra kỹ lại ngày rụng trứng của Poodle cái
Để đạt được hiệu quả tốt trong quá trình phối giống tốt và kết quả thành công, bạn nên kiểm tra lại ngày rụng trứng của Poodle cái thêm một lần nữa.
Bước 4: Tiến hành thụ tinh cho Poodle
Việc thụ tinh nên thực hiện từ 1 – 2 lần, mỗi lần cách nhau 24 – 48 giờ sẽ giúp nâng cao khả năng thụ tinh cho Poodle chất lượng con sau này.
Bước 5: Kiểm tra kết quả thụ thai của Poodle
Sau khi thụ tinh xong từ 1 – 2 ngày bạn hãy kiểm tra kết quả xem chó Poodle đã thụ thai chưa, nếu chưa thì nên chờ đến động dục tiếp theo để tiến hành phối giống thêm một lần nữa.
Những lưu ý khi phối giống chó Poodle

Dưới đây là một số lưu ý khi phối giống chó Poodle:
- Để cho ra đời những chú Poodle đẹp và đúng theo ý của bạn, nên chú ý chọn những chú chó đực có gen tốt, nguồn gốc rõ ràng, nên chọn chó Poodle thuần chủng, ngoại hình đẹp, sức khỏe tốt.
- Trong thời gian động dục của Poodle không nên dắt chúng ra ngoài để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của chó mẹ và chó con sau này, tránh trường hợp chúng đi tìm bạn tình và giao phối lung tung với các bạn tình ở ngoài.
- Để đảm bảo Poodle cái có sức khỏe tốt cho việc phối giống, bạn nên thiết lập khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng lượng thức ăn và sữa cho chó nhiều hơn, nên chọn những loại thức ăn phong phú, giàu chất dinh dưỡng, hợp khẩu vị và dễ tiêu hóa.
- Trước khi giao phối, cần dành thời gian để Poodle đực và cái làm quen với nhau, tránh khi giao phối chúng cảm thấy xa lạ, sợ hãi, thậm chí có thể đánh nhau.
- Nên để cho Poodle giao phối ở nơi quen thuộc với đầy đủ giường nệm để chúng cảm thấy thoải mái hơn, ngoài ra nên chọn những nơi yên tĩnh, vắng vẻ để tránh các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình giao phối
- Bạn nên quan sát quá trình phối giống chó Poodle đề phòng tình huống xấu xảy ra. Nếu có thể, nên chụp ảnh lại quá trình để tiện lưu trữ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ sau này của chó con.
- Trong quá trình phối giống nếu xảy ra bất kỳ tình huống nào bạn không kiểm soát được thì hãy nhờ đến sự hỗ trợ của những chuyên gia hay những người có kinh nghiệm.
- Khi đã chắc chắn chó Poodle cái mang thai, bạn không cần bổ sung cho chúng quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến béo phì và ảnh hưởng đến quá trình sinh con sau này.
Xem thêm: Poodle đẻ mấy con? Hướng dẫn chăm sóc Poodle khi sinh
Cách chọn màu phối giống chó Poodle
Bảng màu và công thức phối
Poodle là giống chó có rất nhiều màu lông đa dạng đơn sắc hay đa sắc. Trải qua rất nhiều lần nghiên cứu và lai tạo, các nhà nhân giống đã cho ra bảng phối màu giống cho Poodle như sau:

Nhìn vào bảng công thức, để dễ hiểu hơn chúng ta sẽ có hàng ngang từ trái qua phải A – F, hàng dọc từ trên xuống dưới 1 – 6. Gióng theo bảng công thức, ta sẽ có:
- A (đen) phối với đen sẽ cho ra A1 (đen).
- B (nâu) phối với đen sẽ cho ra B1 (đen hoặc nâu), tỉ lệ đen cao hơn.
- C (trắng) phối với đen sẽ cho ra C1 (xám).
- D (vàng) phối với đen sẽ cho ra D1 (đen hoặc vàng), tỉ lệ đen cao hơn.
- E (xám) phối với đen sẽ cho ra E1 (đen, xám đậm hoặc xám nhạt) , tỉ lệ ba màu như nhau.
- F (socola) phối với đen sẽ cho ra F1 (đen hoặc socola), tỉ lệ đen cao hơn.
Lưu ý khi phối màu cho chó Poodle

Tuy là có bảng công thức, nhưng vẫn không phải 100% sẽ ra được màu mà bạn ưng ý. Vẫn có một số trường hợp đặc biệt cho ra đời những chú Poodle con không giống như màu theo bảng phối màu. Đặc biệt khi phối giống lỗi, NST bị thừa hoặc thiếu, những chú Poodle con có thể sẽ mang những dị tật bẩm sinh hay những khiếm khuyết về mặt ngoại hình sẽ ảnh hưởng rất lớn về đời Poodle con. Để tránh tình trạng đó bạn cần lưu ý những điều sau khi phối giống Poodle:
- Không phối màu socola với màu lông chồn hoặc hạnh nhân: Hậu quả của việc này là có thể dẫn đến màu lông của Poodle con rất xấu xí, dễ phai màu, lông rụng rất nhiều.
- Không phối màu đen với màu trắng: Có thể bạn nghĩ rằng hai màu này là hai màu cơ bản của Poodle, tuy nhiên hai màu này có nguồn gen rất mạnh nên khi phối hai màu này sẽ cho ra thế hệ sau có màu lông không ổn định và dễ bị phai màu.
- Màu xám chỉ nên phối với màu trắng hoặc xám: Màu xám là màu cực hiếm của Poodle nhưng thực chất đây là phiên bản lỗi của màu đen bị phai màu đi do phối giống thiếu khoa học và không đúng cách.
Trên đây là tất tần tật những thông tin mà Petwiki muốn chia sẻ với bạn về phối giống chó Poodle cùng bảng màu, công thức phối màu chuẩn và nhưng lưu ý khi phối giống. Hy vọng bạn có thể tiến hành thành công và sở hữu cho mình một bé Poodle con có màu lông đẹp và như ý muốn nhé!