spot_img

Chó Husky mang thai bao lâu và cách chăm sóc

Việc sinh sản ở chó đều rất quan trọng và nguy hiểm. Nếu người nuôi không chuẩn bị kỹ càng sẽ dễ dẫn đến chó mẹ tử vong. Vì thế để Đại Ngáo Husky có một quá trình sinh sản thuận lợi, bạn cần phải có sự chuẩn bị chu đáo. Người nuôi cần phải biết chó mang thai bao lâu và cách chăm sóc Husky mang thai như thế nào? Cùng Petwiki tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây.

Chăm sóc Husky khi mang thai
Chăm sóc Husky khi mang thai

Dấu hiệu Husky Ngáo mang thai người nuôi cần biết

Sau khi phối giống từ 3 tuần bạn hãy đưa Husky đi khám thai khi có dấu hiệu mang thai:

  • Núm vú mở rộng;
  • Bụng của Husky cái to và căng tròn hơn;
  • Husky ăn nhiều mỗi ngày hoặc thai nghén chán ăn.
Dấu hiệu Husky mang thai
Dấu hiệu Husky mang thai

Bạn hãy đưa bé đi khám thai để có chế độ chăm sóc dành cho quá trình sinh sản. Đồng thời tránh tình trạng thai giả. Tình trạng này thường do chó mẹ trước đó bị sảy thai.

Người nuôi đừng bỏ lỡ bài viế Cách phối giống chó Husky đạt chuẩn.

Thời gian chó Husky mang thai bao lâu?

Thông thường từ quá trình thụ thai cho đến khi chó Husky con ra đời từ 58 – 68 ngày. Nếu bạn không biết chó chửa mấy tháng thì có thể tính là 2 – 3 tháng. 

Đặc biệt từ ngày 28 – 45 là lúc chó rất dễ sảy thai. Cho nên bạn cần phải có chế độ và cách chăm sóc thật chu đáo. Bạn không nên nhốt chúng hay để chúng ủ rũ buồn rầu. Thay vào đó hãy dắt cô chó của mình đi dạo và chơi những trò chơi nhẹ nhàng.

3 giai đoạn mang thai của Husky
3 giai đoạn để xác định chó mang thai bao lâu dành cho Husky

Giai đoạn đầu của thai kỳ (1 – 30 ngày đầu)

Thời gian này thì dấu hiệu mang thai chưa xuất hiện rõ rệt. Tuy nhiên vì chúng đã phối giống nên bạn phải chăm sóc theo chế độ mang thai phù hợp. 

Hãy bổ sung thêm canxi vào phần ăn của Đại Ngáo Husky. Khi mang thai chó có thể sẽ biếng ăn, thậm chí là bỏ ăn do mệt mỏi. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ kéo dài từ 3 – 4 tuần đầu. Nhưng nếu kéo dài hơn thì bạn nên đưa Husky đi thăm khám nhé.

Giai đoạn giữa của thai kỳ (ngày 35 – 45)

Lúc này cơ thể Husky mẹ có những thay đổi rõ ràng hơn. Thái độ và hành vi của chúng cũng thay đổi. Chúng sẽ “khó ở” hơn hay rên rỉ, cắn xé,… làm cho người nuôi khó chịu. Nhưng bạn đừng khiển trách cô Husky nhé. Hãy yêu thương và bao dung chúng nhiều hơn. Nếu chúng có dấu hiệu buồn bã, ủ rũ hay dẫn chúng đi dạo chơi. Bạn hãy cùng bé chó chơi những trò nhẹ nhàng để giải tỏa tâm trạng.

Giai đoạn này bạn nên tăng cường chăm sóc chó mang thai và chế độ ăn cho chúng. 

Người nuôi không nên ép Husky ăn quá nhiều, quá no,… Nên chia nhỏ bữa ăn và cho chúng ăn vừa đủ. Đồng thời bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như chất sắt.

Giai đoạn cuối của thai kỳ và chuẩn bị đón chó Husky con ra đời (sau 45 ngày)

Sau ngày thứ 45 bạn hãy cho ăn thêm Canxi Mega-cal tùy theo trọng lượng của Husky mẹ. Ngoài ra thỉnh thoảng cho chúng ăn ít sụn xương hầm mềm để bổ sung canxi. Đây là giai đoạn quan trọng nâng cao sức khỏe và chuẩn bị tinh thần cho Husky mẹ “vượt cạn” thành công.

Chế độ dinh dưỡng khi Husky mang thai

Nuôi chó Husky đặc biệt là trong thai kỳ bạn phải có một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho chúng. Khẩu phần ăn hằng ngày sẽ không còn đủ chất cho cô chó của bạn nữa.

Chế độ dinh dưỡng cho Husky mang thai
Chế độ dinh dưỡng cho Husky mang thai

Tuy nhiên người nuôi cần phải lưu ý không được cho Husky ăn quá nhiều tinh bột, chất béo. Việc này chỉ làm cho chó mẹ bị béo phì làm Husky có sinh đẻ. 

Vì thế bạn có thể bổ sung các khoáng chất, vitamin bằng cách dùng: Thuốc chứa acid folic, B12, sắt, magie. Đây là những thành phần có trong thuốc bổ thai cho chó Husky.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc bổ thai cho chó. Thuốc bổ có tác dụng phòng tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra như: 

  • Sảy thai, đẻ non, đẻ khó.
  • Giảm sức đề kháng nên dễ nhiễm bệnh do virus Parvo, Carre.
  • Viêm khí quản – phế quản truyền nhiễm.
  • Nhiễm các bệnh do vi trùng gây ra: Sảy thai, truyền nhiễm Brucellosis, Lepto, viêm tử cung, lộn tử cung khi phối giống.
  • Bệnh liên quan tới gen di truyền như lai đồng huyết, cận huyết, thai quái dị

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc Husky mang thai

Bạn không nên cho chó Husky mang thai tiếp xúc với những bé chó khác để thai được an toàn. Đồng thời đảm bảo chế độ tập luyện và vận động hợp lý cho Husky. Ngoài ra, người nuôi hãy lưu ý một số điều sau:

  • Cung cấp các món ăn giàu canxi, calo và phốt-pho.
  • Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao để bổ sung nhiều năng lượng.
  • Cho Husky ăn thêm nhiều thịt để hàm lượng protein nhiều hơn cho bé khỏe mạnh. Đồng thời bổ sung thêm chất sắt.
  • Người nuôi nhớ cho Husky mẹ đi khám thai định kỳ để bảo đảm sức khỏe luôn ổn định.
  • Trong thời kỳ mang thai không nên tắm rửa cho Husky. Vì chúng có thói quen lắc người để khô lông dễ dẫn đến động thai rất nguy hiểm.
  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tẩy giun sán cho chó mẹ. Vì ký sinh ở đường ruột của Husky có thể truyền sang Husky con.
  • Và hãy nhớ diệt rận, bọ chét trên người chó mẹ nữa nhé.
Những lưu ý khi chăm sóc Husky mang thai
Chó mang thai bao lâu và những lưu ý khi chăm sóc Husky mang thai

Ngoài ra bác sĩ thú y sẽ khuyên bạn chụp X-quang cho chó mẹ. Việc này giúp xác định số lượng chó con, để quá trình đẻ đảm bảo chó con được sinh ra hết. Tuy nhiên cho chó mang thai tiếp xúc với phóng xạ sẽ khó đảm bảo có thích hợp hay không.

Cách chăm sóc chó Husky mang thai trong quá trình sinh đẻ

Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến việc thành công của quá trình Husky sinh sản.

Chó mang thai bao lâu thì cần chuẩn bị ổ sinh chó con?

Sau 45 ngày thì bạn có thể chuẩn bị một nơi làm ổ sinh cho Husky thật ấm áp.

Bạn hãy chuẩn bị ổ sinh chó con ở nơi khô ráo, không gian kín đáo và yên tĩnh. Bên trong được lót khăn hoặc quần áo cũ và cho Husky mẹ làm quen dần với ổ sinh. Nếu cô chó không chịu vào bạn có thể dùng bánh thưởng để dụ.

Chuẩn bị ổ sinh cho Husky
Chuẩn bị ổ sinh cho Husky

Nếu bạn không xác định được cụ thể chó mang thai bao lâu thì sinh? Hãy quan sát, vì lúc gần sinh chó mẹ sẽ rất quấn chủ, thường hay bám theo bạn. Vì thế sen hãy dành nhiều thời gian cho cô chó của mình và vuốt ve, an ủi chúng.

Chăm sóc chó Husky trong quá trình đẻ con

Khi chó mẹ đã sinh được vài bé đầu sẽ không phụ thuộc vào bạn nữa. Chúng có thể trốn xa bạn và tìm nơi khác để chăm sóc con và tiếp tục đẻ. Bạn cứ để Husky có khoảng riêng, nhưng nhớ lưu ý kiểm tra và chăm sóc chúng khi đang sinh. 

Kiểm tra ổ sinh của chó Husky có đủ ấm hay không. Nếu không thì bạn có thể đặt thêm miếng nêm nóng ở khăn đặt ở chế độ “thấp”. Sau đó đặt dưới ½ giường. Cách này giúp giữ ấm cho ổ sinh nhưng chó mẹ và chó con vẫn có thể tránh nguồn nhiệt nếu muốn. 

Cách chăm sóc chó Husky sau khi sinh đẻ

Sau khi sinh xong chó mẹ sẽ giảm cảm giác thèm ăn. Ở tuần 3 – 4 chó Husky con có thể cai sữa. Lúc này bạn có thể tập cho các bé ăn, giúp giảm áp lực sản sinh sữa ở chó mẹ. Đến tuần 6 – 8 thì Husky con đã hoàn toàn cai sữa.

Sau khi chó con đã cai sữa, bạn cần làm khô nguồn sữa của chó mẹ. Bạn có thể giảm ½ lượng nước uống hằng ngày và giảm lượng thức ăn.

Ngày tiếp theo cho uống ¼ lượng nước, tăng lượng thức ăn. Nếu chó bị giảm cân sau sinh thì có thể tăng lượng thức ăn để bù vào.

Sau 1-2 tháng chó mẹ đã hồi phục sức khỏe và các bé Husky con cũng lớn khôn. Bạn đã bắt đầu có thể huấn luyện chó Husky con để các bé trở nên ngoan ngoãn hơn

Chăm sóc Husky sau sinh
Chăm sóc Husky sau sinh

Tóm lại quá trình chăm sóc chó mang thai cần sự quan sát và chu đáo của người nuôi. Đồng thời bạn cũng nên cho bé khám thai định kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ.Trên đây là những điều để bạn biết chó mang thai bao lâu và cần lưu ý những gì. Quá trình này tương đối phức tạp. Người nuôi không chỉ đầu tư công sức, thời gian, chi phí mà phải thực sự yêu thương Husky. Nếu bạn có khó khăn gì hãy chia sẻ cho Petwiki nhé! Chúng mình sẽ kịp thời giải đáp thắc mắc cho bạn.

Bài Viết Mới

Bài Viết Liên Quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here