spot_img

Chó Boxer – Giống chó võ sĩ có dễ nuôi không?

Chó võ sĩ hay chó Boxer là giống chó chọi đã và đang nhận được sự yêu thích ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Em cún này có nguồn gốc khá đặc biệt, trải qua rất nhiều năm, các nhà lai tạo mới có thể tạo ra được một giống chó võ sĩ chuẩn mực, một giống chó Boxer dũng mãnh và quyết liệt – điều mà họ luôn muốn hướng đến.

Vẻ bên ngoài của em cún này chả khác gì một võ sĩ quyền anh lực lưỡng khiến mọi người có phần e ngại trong vấn đề nuôi chú chó này, liệu chúng có hung dữ với chủ nhân, với người xung quanh? Liệu giống chó Boxer có thể trở thành một người bạn đồng hành tuyệt vời với bạn? Cùng Petwiki tìm hiểu ngay những thông tin thú vị xoay quanh anh bạn mạnh mẽ này nhé!

Thông tin sơ lược:

Tên gọichó Boxer, chó võ sĩ
Nguồn gốcNước Đức
Phân loạiChó chọi
Chiều cao53 – 63cm
Cân nặng25 – 32kg
Tính cáchTrung thành, năng động, chinh phục, bướng bỉnh
Tuổi thọ11 – 14 năm
Màu lôngtrắng, nâu, vàng
Đặc tính sinh sản6 – 8 con/lứa
Giá5 – 15 triệu đồng

Nguồn gốc, lịch sử của giống chó Boxer

Nguồn gốc chó Boxer
Nguồn gốc chó Boxer

Vào cuối thế kỷ XIX, chó Boxer nổi lên, được sử dụng như một giống chó làm việc tại nước Đức. Điều càng làm bạn bất ngờ đó là anh bạn này thuộc họ bò đực, bao gồm những “chiến binh chất chơi hàng đầu”, chẳng hạn như: chó Bull, chó Bull Terrier và Dogue de Bordeaux.

Tài liệu ghi chép lại rằng những chú chó lớn kiểu Mastiff rất có thể là tổ tiên của giống chó Boxer dũng mãnh – còn được biết đến với cái tên Bullenbeisser, được người xưa sử dụng ở những điền trang lớn nhằm “hạ bệ” những con mồi to lớn; ngoài ra, những người bán thịt, chăn nuôi gia súc thuê chúng để giữ gia súc theo hàng.

Boxer hiện đại ra đời vào năm 1880 và sự kiện quan trọng đánh dấu sự ra đời của giống chó Boxer là một người tên George Alt, sống ở Munich đã nhập khẩu một con “bò tót vằn vện” có tên là Flora, đến từ nước Pháp. Những chú chó võ sĩ này được xem là một trong những giống chó dẫn đường sớm nhất, đảm đương một chức vụ cao cả đó là một sứ giả, một trinh sát phục vụ trong quân đội Đức trong Thế chiến I.

Vào năm 1904, câu lạc bộ giống chó Mỹ lần đầu tiên công nhận chó Boxer, nhưng dần đến năm 1940, 1950 thì giống chó Boxer mới thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Một sự kiện lớn lao đã diễn ra vào năm 1951, một chú cún Boxer mang tên Bang Away đã giật được giải “Best in Show” tại Westminster. 

Những chú chó võ sĩ đã trở nên phổ biến ở khắp các nước Châu Âu và cho đến thời điểm hiện tại, các anh bạn dũng mãnh nhất thế giới được nhiều người chọn nuôi và sử dụng với mục đích: Canh gác xung quanh, bảo vệ nhà cửa hoặc được huấn luyện bài bản, nghiêm khắc để làm chó nghiệp vụ trong quân đội…

Đặc điểm ngoại hình của giống chó võ sĩ

Ngay từ cái tên của Boxer: “chó võ sĩ”, dường như đã giúp bạn hình dung “sương sương” được về đặc điểm ngoại hình của giống chó dũng mãnh này. Boxer sở hữu một thân hình vô cùng săn chắc, thon gọn với nhiều cơ bắp cuồn cuộn, toát lên vẻ mạnh mẽ, khỏe khoắn.

Ngoại hình của chó Boxer
Ngoại hình của chó Boxer

Một chú chó võ sĩ trưởng thành có chiều cao và cân nặng cụ thể như sau: Chó đực cao từ 56 – 63cm, nặng từ 27 – 32kg; còn chó cái cao từ 53 – 61cm và trọng lượng rơi vào khoảng từ 24 – 29kg.

Về giống chó Boxer, cổ của anh bạn to tròn, nhìn vào trông rất chắc chắn và mạnh mẽ. Mũi của anh chàng võ sĩ có màu đen, to và đặc biệt rất thính- Chắc chắn đây chính là vũ khí lợi hại, sự hỗ trợ đắc lực giúp Boxer có thể hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, có thể là bảo vệ nhà cửa hay lần mò mọi “ngóc ngách”, dấu vết của kẻ phạm tội nguy hiểm.

Đôi mắt của chó Boxer có màu đen nháy, to tròn hệt như hạt nhãn, hàm dưới nhô ra so với hàm trên và 2 mép đều uốn cong lên. Đôi tai tam giác với kích thước vừa phải, rủ xuống che mất ½ má. Đôi khi, chàng võ sĩ muốn nghe ngóng điều gì đó, 2 tai của chúng sẽ dựng thẳng đứng lên. 

Thoạt nhìn vào, ta có thể thấy thân hình giống chó Boxer có thể ví như một hình chữ nhật ngang, nhỏ và thon dần về phía đuôi. 2 chân trước thẳng đứng, song song với nhau, còn 2 chân sau đứng nghiêng một góc 30 độ so với 2 chân trước.

Ngoài ra, anh bạn này còn sở hữu bộ lông ngắn ôm sát cơ thể và cũng giống với khá nhiều giống chó khác, màu lông Boxer cũng rất đa dạng, từ vàng trắng, nâu trắng, đến đen trắng… 

Đặc điểm tính cách của chó Boxer

Với đặc điểm ngoại hình dũng mãnh, khỏe khoắn, cơ bắp cuồn cuộn như thế thì liệu Boxer có hung dữ, có dễ nuôi hay không? Hãy cùng tìm hiểu những tính cách đặc trưng của anh chàng võ sĩ này nhé!

Tính cách của chó Boxer
Tính cách của chó Boxer

Trung thành

Một điều chúng ta không thể phủ nhận ở giống chó Boxer đó là anh bạn rất gắn bó với chủ nhân của mình, thích quấn chủ đến nỗi chúng có thể ở bên bạn, ngồi cạnh bạn cả ngày mà chẳng cảm thấy chán xíu nào cả. Chắc chắn chó Boxer sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời đối với những ai có ý định chọn nuôi một bạn cún vừa trung thành, vừa tâm lý, vừa biết bày tỏ tình cảm với chủ nhân.

Anh bạn võ sĩ sống tình cảm, biết quan sát tâm tình, biểu cảm và từ đó việc có thể thấu hiểu cảm xúc của bạn của chú chó này trở nên dễ dàng. Khi bạn buồn, Boxer sẽ ở cạnh bạn, thực hiện những hành động có phần “ngốc nghếch”, đáng yêu, hài hước để tỏ vẻ an ủi, làm bạn vui lên trở lại. Khi bạn vui, chúng cũng sẽ hòa vào niềm hạnh phúc đó, tỏ vẻ mừng rỡ, động viên, khích lệ tinh thần và sự nhiệt huyết của bạn.

Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn có một người bạn đồng hành tuyệt vời như thế này, vừa trung thành, lại thấy hiểu tâm lý, biết điều chỉnh cảm xúc, khiến cuộc sống bạn trở nên đa sắc, đa màu, vui vẻ mỗi ngày!

Năng động

Dòng chó Boxer rất năng động, hoạt bát và thích nô đùa, chạy nhảy xung quanh. Một điều bạn nhìn thấy rõ ràng ở Boxer đó là chả bao giờ em cún này chịu đứng yên một chỗ cả, mà dường như chúng luôn ở trong trạng thái vận động tích cực với nguồn năng lượng dồi dào, tràn đầy mỗi ngày vậy đấy! Ngoài ra, chó võ sĩ rất hay đùa nghịch với các đồ vật xung quanh, đây cũng như là một cách để giống chó Boxer tập luyện cho đôi chân trước của mình.

Nếu như chó Boxer được nuôi dạy từ bé thì chắc chắn anh chàng võ sĩ sẽ rất thân thiện với trẻ nhỏ và thậm chí là những vật nuôi xung quanh. Nhìn anh bạn này với vẻ bề ngoài cứng cỏi, mạnh mẽ, nhiều người nghĩ rằng Boxer rất hung dữ, hay thích cắn người, nhưng không phải, những chú chó võ sĩ này sống rất tình cảm và thân thiện, hòa đồng với mọi người đó chứ!

Thích chinh phục

Những chú chó Boxer rất ham học hỏi và cực kỳ thích khám phá những điều mới mẻ, tò mò với những gì chú chưa được biết, chưa nhìn thấy trước đây. Như mình đã nói ở trên, một chiếc mũi nhạy bén và rất thính chính là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp Boxer thỏa mãn tính cách thích khám phá của mình.

Tính cách thích chinh phục sẽ được biểu hiện rõ hơn ở những giống chó Boxer nghiệp vụ. Chắc chắn khi đã lần tìm thấy dấu vết, phát hiện một điều gì đó của kẻ tình nghi, chúng sẽ đuổi theo đến cùng. Chó võ sĩ luôn có niềm tin, sự cố gắng tột độ để đạt được những mục tiêu đã đặt, đã phát hiện ra và dù cho có gặp biết bao nhiêu khó khăn, nguy hiểm đi chăng nữa thì anh bạn Boxer dũng cảm của chúng ta sẽ vẫn không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng.

Một tính cách rất đáng ngưỡng mộ của anh bạn Boxer đầy dũng mãnh, quả cảm và cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất, không để mọi người phải thất vọng vì bản thân mình.

Bản năng bảo vệ

Bản năng bảo vệ chủ nhân của mình luôn tồn tại và “bừng cháy” mãnh liệt trong cơ thể của những chú chó võ sĩ. Các chú chó Boxer rất thân chủ, quấn chủ và luôn sẵn sàng bảo vệ chủ nuôi của mình, đặt sự an toàn của bạn lên hàng đầu. Chỉ cần một mối nguy hiểm nào đó đang tồn tại gần đó, Boxer sẽ ra tín hiệu nhằm cảnh báo bạn và sẽ hết lòng bảo vệ bạn khỏi những mối đe dọa, những nguy hiểm đó.

Những anh bạn võ sĩ với tấm lòng cao cả, sẵn sàng hy sinh mình để bảo vệ chủ nhân, thậm chí giống chó Boxer sẽ không ngần ngại đối mặt với những khó khăn, nguy hiểm, chiến đấu tới cùng để đổi lấy sự an toàn tuyệt đối cho chủ nhân của mình – người chúng luôn gắn bó, dành sự kính trọng đặc biệt. Và điều lớn lao nhất mà Boxer mong muốn từ chủ nhân của anh bạn này chỉ đơn giản là sự quan tâm, chăm sóc, tình cảm yêu thương của bạn dành cho em ấy.

Với bản năng trung thành và bảo vệ hết sức quả cảm, chó Boxer được chọn nuôi và sử dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi trên thế giới với mục đích trông coi nhà cửa ở các gia đình. Những tên trộm sẽ không tài nào qua mắt được sự nhanh trí, thông minh, bản năng bảo vệ có sẵn trong cơ thể của Boxer đâu! Còn đối với các vị khách quen của gia đình thì chắc chắn Boxer sẽ luôn chào đón nhiệt tình, vẫy đuôi, tiến lại “chào hỏi” khách.

Bướng bỉnh

Đôi khi, sự dạy bảo không đúng cách càng làm cho những chú chó võ sĩ tỏ ra bướng bỉnh, hiếu động tột độ, càng khiến cho chủ nuôi cảm thấy mệt mỏi hơn rất nhiều. Boxer có thể phá phách đồ đạc trong căn nhà, làm trái với mệnh lệnh của bạn. Do đó, để tránh không để chó Boxer trở nên bướng bỉnh, ngoan cố, bạn nên nuôi những chú chó võ sĩ ngay từ nhỏ để dạy dỗ chúng nghiêm khắc, để hình thành thói quen tốt cho chúng.

Thể chất, sức khỏe của chó Boxer

Sức khỏe của chó võ sĩ
Sức khỏe của chó võ sĩ

Những chú chó chó Boxer có khả năng thích nghi tốt với nhiều môi trường sống đa dạng, khác nhau. Anh chàng võ sĩ hoàn toàn có thể sống ở những căn hộ có diện tích vừa phải hay ở sân vườn. Nhưng để giống chó Boxer có thể phát triển một cách toàn diện, bạn nên cho Boxer sống và hòa nhập trong một không gian rộng lớn. 

Boxer rất thích được chăm sóc, thích nhận được sự quan tâm từ bạn, chính vì điều đó, bạn nên đưa chó Boxer ra ngoài luyện tập, vừa để giúp anh chàng võ sĩ giải phóng năng lượng, vừa giúp xây dựng, “bồi dưỡng” mối quan hệ giữa chủ nuôi và Boxer ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Nếu như bạn để Boxer ở trong nhà quá lâu, dần dà sẽ khiến chúng bị thụ động, trở nên chậm chạp hơn. 

Thường thì chó võ sĩ có tuổi thọ trung bình từ 11-14 năm và nếu được chăm sóc tốt, đầy đủ thì Boxer còn có thể sống lâu được hơn như thế nữa đấy!

Cách chăm sóc giống chó Boxer

Cách chăm sóc chó Boxer
Cách chăm sóc chó Boxer

Khi nuôi chó võ sĩ, trước nhất bạn nên chuẩn bị những bài tập thể lực hằng ngày cho Boxer. Một số hoạt động bạn có thể tập luyện cho em cún này như: luyện bơi, chạy rượt đuổi theo xe của bạn, đùa nghịch với bóng đồ chơi,…Thông thường, bạn nên dành thời gian từ 40 – 60 phút mỗi ngày để cho chó Boxer vui chơi, nô đùa ở không gian rộng lớn, có sự trợ giúp, huấn luyện từ bạn.

Bản chất của giống chó Boxer là săn mồi, vì thế đôi khi sẽ tỏ ra bướng bỉnh, thậm chí là hung dữ tột độ. Vậy nên, bạn không nên để chúng chơi quá lâu với trẻ nhỏ nhé!

Bộ lông của chó Boxer với đặc điểm mượt, ngắn nên tất nhiên rất dễ chăm sóc, bạn không tốn thời gian quá nhiều vào công việc này. Sau mỗi buổi tập thể lực, bạn nên xem bộ lông ấy có dính bụi bẩn không và chỉ tắm nếu cần thiết thôi. 

Nếu bạn nuôi một em cún Boxer nhỏ, bạn không nên chiều chuộng em ấy quá mức, mà phải có sự dạy bảo, huấn luyện kỹ càng, nghiêm khắc, rằng cái này nên làm, cái kia không nên làm để hình thói quen tốt cho bé. 

Khi Boxer còn bé, độ tuổi khoảng vài tuần hoặc vài tháng, người ta thường tiến hành cắt đuôi và cắt tai cho chúng. Còn cắt đuôi sẽ diễn ra lúc chó Boxer mới chào đời 1 tuần. Tại sao lại phải tiến hành cắt đuôi sớm như vậy? Tại vì nếu để lâu, khi đó các cơ xương của chúng đã phát triển, Boxer đã có đủ nhận thức thì chắc chắn việc cắt đuôi sẽ là nỗi đau ám ảnh lâu dài đối với em ấy.

Boxer rất ham vận động, nguồn năng lượng tiêu hao trong một ngày là rất lớn, vậy nên mà mỗi ngày cần phải bổ sung cho chúng nguồn thực phẩm dinh dưỡng phù hợp, đủ lượng, đủ chất để chúng phát triển và hoạt động tốt nhất.

Để cung cấp đủ năng lượng, ngoài bổ sung các loại thức ăn như thịt bò, thịt heo, thịt gà, cá,… Bạn cần kết hợp các thực phẩm cung cấp các khoáng chất cần thiết như rau củ, trái cây và ngũ cốc.

Bệnh thường gặp ở chó võ sĩ

Nhìn chó Boxer có vẻ ngoài cứng cỏi, khỏe mạnh như thế nhưng chó võ sĩ cũng sẽ không tránh khỏi những căn bệnh thường gặp, chẳng hạn như:

Bệnh thường gặp ở chó võ sĩ
Bệnh thường gặp ở chó võ sĩ
  • Suy giảm thị lực: Có đến 70% giống chó Boxer mắc căn bệnh di truyền này, biểu hiện là mắt kém, Boxer không thể nhìn rõ mọi vật. 
  • Bệnh về đường hô hấp: Biểu hiện căn bệnh này là khi ngủ thường thở khò khè hoặc ngáy to, nhưng bạn có thể yên tâm vì điều này dường như sẽ không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khỏe của em cún này.
  • Bệnh tim mạch và máu: Thường xảy ra ở những chú chó võ sĩ không thuần chủng, tức là lai tạo Boxer với các giống chó khác.
  • Thông thường, những chú chó võ sĩ có bộ lông trắng có khả năng bị điếc cao hơn so với những chú chó có màu lông khác. Vì lý do như vậy nên người ta thường sẽ không chọn mua chó Boxer có màu lông trắng.

Đánh giá khách quan chó Boxer

Mức độ quấn chủ40%
Mức độ sủa40%
Mức độ rụng lông10%
Mức độ dễ làm đẹp10%
Thân thiện với trẻ em80%
Thân thiện với các động vật khác60%
Khả năng vận động60%
Khả năng học hỏi60%
Khả năng chịu lạnh60%
Khả năng chịu nóng80%

Phương pháp chăm sóc chó Boxer sinh sản

Phương pháp chăm sóc chó Boxer sinh sản
Phương pháp chăm sóc chó Boxer sinh sản

Thật tuyệt vời khi có thêm sự xuất hiện của khá nhiều chú chó Boxer con trong căn nhà của bạn, tuy vậy để rất có thể cho các chú Chó Boxer con rất có thể chào đời một cách bình yên, trẻ trung và tràn đầy năng lượng thì có vẻ việc chăm sóc Boxer sinh sản sẽ gặp gỡ rất nhiều khó khăn và rất dễ tác động xấu đến những Boxer con. Cùng mình tìm hiểu phương pháp chăm sóc giống chó Boxer sinh sản hiệu quả, an toàn nhất nhé!

Dấu hiệu Boxer sinh sản

Thông thường, sau 2  – 3 tuần kể từ thời điểm phối giống, chó Boxer sẽ xuất hiện các dấu hiệu mang thai mà bạn có thể nhận thấy rõ ràng như:

  • Boxer ăn và ngủ nhiều hơn.
  • Mệt mỏi, ủ rũ, thiếu sức sinh sống, không thích chạy nhảy như trước.
  • Sau 2 tuần mang thai, phần ngực giống chó Boxer nở ra, tăng gấp hai kích thước và những núm vú bị ẩn sẽ lộ dần và ngày càng to ra.
  • Từ 25- 30 ngày sau khoản thời gian thụ thai, bụng Boxer sẽ to lên, lúc này bạn có thể chắc chắn rằng Boxer đang mang thai.

Những điều cần lưu ý khi nuôi chó Boxer sinh sản

Theo thống kê, độ tuổi thích hợp nhất để chó Boxer mang thai là từ 18 – 20 tháng tuổi, bạn phải theo dõi các dấu hiệu, sự thay đổi bất thường của Boxer để có thể chăm sóc chó võ sĩ mang thai một cách tốt nhất.

Một điều bạn cần lưu ý đó là không nên cho Boxer phối giống ở độ tuổi quá sớm, điều đó có khả năng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả Boxer mẹ và con. 

Chăm lo sức đề kháng cho Boxer

Để Boxer con được sinh ra một cách khỏe mạnh, chắc chắn bạn chó Boxer mẹ phải được bổ sung nhiều dưỡng chất tốt để bổ trợ cho việc sinh sản. Bạn nên hỗ trợ cho Boxer mẹ nhiều chất dinh dưỡng hơn bình thường.

Tiếp tục dọn dẹp, lau chùi và vệ sinh thật sạch môi trường sống của Boxer để chú chó có được điều kiện sinh sản rất tốt. Hãy tiếp tục theo dõi sức khỏe của Chó Boxer giờ đây, coi có những vết hiệu bất thông thường gì hay không. 

Giá chó Boxer là bao nhiêu?

Trên thị trường Việt nam, giá chó Boxer được đánh giá thuộc tầm trung bình, không quá cao cũng không quá thấp. Tùy vào nguồn gốc, độ tuổi của chó võ sĩ mà người ta phân ra thành 4 mức giá khác nhau như sau:

Giá chó Boxer
Giá chó Boxer
  • Từ 5-7 triệu: Những Boxer sinh ra tại Việt Nam có độ tuổi từ 2-3 tháng, không có giấy tờ cụ thể. Thường thì rất nhiều chủ nuôi đã lai Boxer với Pitbull hoặc với Bulldog để tạo ra những chú chó Boxer không thuần chủng. Vì Boxer còn rất nhỏ nên cũng khá khó nhận biết Boxer không thuần chủng. Nếu chưa có kinh nghiệm  về chó cảnh thì khi đi mua, bạn nên đi cùng những chuyên gia.
  • Từ 5-8 triệu: Đây là những Boxer trưởng thành, sắp đến độ tuổi sinh sản.
  • Từ 8-10 triệu: Đây là những chú chó Boxer được nhập khẩu từ Thái lan, có giấy tờ đầy đủ.
  • Từ 10-15 triệu: Những chú chó Boxer trưởng thành được nhập từ trại chó Thái Lan, được huấn luyện bài bản, có giấy tờ đầy đủ và chất lượng cũng đảm bảo hơn rất nhiều.
Tổng kết chó Boxer
Tổng kết chó Boxer

Vậy là mình đã cùng các bạn tìm hiểu, khám phá những thông tin tổng quan về giống chó Boxer. Hy vọng những kiến thức cơ bản, thú vị về chó Boxer có thể giúp ích bạn trong việc đưa ra quyết định có nên chọn mua anh bạn võ sĩ này hay không, và nếu nuôi thì phải nên làm thế nào. Để biết thêm nhiều thông tin về chó Boxer nói riêng và những giống chó khác nói chung, bạn có thể truy cập vào website của Petwiki nhé!

Bài Viết Mới

Bài Viết Liên Quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here