Chó bị hóc xương là một tình trạng thường xuyên xảy ra và luôn khiến bạn phải đau đầu? Chú chó của bạn rất thích cắn nhá mọi thứ: từ xương gà, xương lợn tới cả những cành cây, hộp nhựa đựng thức ăn…Những hành động cắn nhá tưởng chừng như vô hại này đã khiến nhiều chú chó rơi vào tình trạng nguy hiểm do bị hóc gây khó thở. Bài viết dưới đây, Petwiki sẽ giới thiệu cho bạn cách sơ cứu thú cưng khi chúng bị hóc dị vật tại nhà mà không phải ai cũng biết.
Nguyên nhân khiến chó bị hóc xương, dị vật
Nguyên nhân khiến chó bị hóc xương và dị vật rất đa dạng, dưới đây Petwiki sẽ đưa ra một số nguyên nhân thường gặp nhất:

- Chó bị hóc xương: Xương vốn là một món ăn mà chó yêu thích nhất. Khi được nhận xương, chúng luôn vội vã cắn nhá trông rất thích thú. Tuy nhiên, mảnh xương đó dưới tác động của bộ hàm sắc nhọn của chú chó sẽ vỡ ra thành nhiều mảnh xương nhỏ hơn. Trong trường hợp không may, các mảnh xương nhỏ bị kẹt trong khí quản khiến chó cưng bị hóc. Điều đáng lo ngại hơn, những góc cạnh sắc nhọn của xương cũng có thể làm tổn thương cổ họng của chúng. Thường gặp nhất là chó hay bị hóc xương gà.
- Đồ chơi cho thú cưng: Chó rất thích nhai đồ chơi, những quả bóng nhỏ. Tuy nhiên, những món đồ chơi đó lại vô tình gây nguy hiểm cho chó cưng. Ở bất kì độ tuổi nào chó đều có thể bị hóc đồ chơi, đặc biệt là khi chúng còn nhỏ. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo rằng mọi đồ chơi dành cho chú chó đáng yêu của bạn đều phải đạt đủ về kích thước, không làm chúng nuốt, nghẹt thở.
- Que gậy và các mảnh đồ đạc khác: Trong môi trường vui chơi của chó luôn có những đồ vật lạ, kích thước nhỏ khiến chó cưng rất dễ nuốt phải làm khí quản bị nghẹn. Trường hợp chú chó của bạn đang mọc răng, chúng thích cắn phá đồ đạc thì bạn nên cất những món đồ được làm từ chất liệu nhựa giòn dễ vỡ và bọc hết các đồ nội thất trong gia đình lại để qua thời kỳ mọc răng của chó cún đã.
- Tràn dịch khí quản: Những giống chó có kích thước nhỏ như Shih Tzu, Poodle và Pug… sẽ có nguy cơ bị tràn dịch khí quản cao hơn những dòng chó lớn. Khi mắc phải tình trạng này, chúng sẽ thở hổn hển và khò khè. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây khó thở, chó có thể tử vong do tắc thở.
- Vòng cổ, dây xích quá chặt: Một nguyên nhân mà đa số chủ nuôi thường mắc phải đó là vòng cổ hoặc dây xích quá chật khiến cho khí quản và thực quản của chó bị thương. Vì vậy hãy nới lỏng vòng cổ và dây xích của chúng ra để cún cưng được thoải mái nhất nhé.
Dấu hiệu chó bị hóc xương, dị vật
Hầu hết những chú chó khi nhìn thấy món ăn mà mình yêu thích thường ăn rất nhanh và nhai không kỹ. Chính vì vậy chúng rất dễ gây nghẹn và hóc.

Tuy nhiên, những dấu hiệu biểu hiện chó bị hóc xương thường dễ nhầm lẫn với những tình trạng khác như ho khạc, hắt hơi ngược, nôn mửa… do âm thanh của các hiện tượng diễn ra rất giống nhau.
Để phân biệt tình trạng chó bị hóc xương và chó bị ho khạc bạn cần dựa vào bối cảnh lúc đó. Nếu trước bữa ăn chú chó của bạn hoàn toàn bình thường không hề có dấu hiệu nào của ho mà sau khi bạn cho chúng ăn xương chú chó mới có hiện tượng ho khạc thì 95% chú chó đã bị hóc xương.
Đi kèm với biểu hiện ho khạc thì khi chó bị hóc xương, dị vật có còn có các dấu hiệu khác như:
- Nôn liên tục – đây là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm đẩy dị vật bị mắc trong họng ra bên ngoài. Trong dịch nôn còn đi kèm cả nước dãi cùng lượng thức ăn vừa được đưa vào.
- Miệng luôn trong tư thế mở to để đẩy dị vật ra ngoài
- Nếu dị vật không ra trong một thời gian dài thì bé cún có thể bỏ ăn hay ăn ít đi.
- Nếu dị vật đó là xương thì bé cún sẽ cảm thấy đau đớn, luôn ủ rũ và mệt mỏi
Cách sơ cứu chó bị hóc xương khoa học và hiệu quả nhất
Điều đầu tiên bạn cần làm khi phát hiện chú chó của mình bị hóc xương là gọi ngay cho các phòng khám thú y để nhận được sự trợ giúp y tế hoặc đưa chó tới các cơ sở thú y trong khu vực bạn sống.

- Nếu chú chó còn tỉnh táo, chúng có thể lo lắng vì chúng không thở được. Trong trường hợp này, bạn cần phải bình tĩnh và đừng thực hành cách chữa hóc xương cho chó bằng việc thọc tay vào miệng cún cưng vì bạn có thể sẽ bị chú chó cắn hoặc vô tình đẩy dị vật vào sâu hơn.
- Cách chữa chó hóc dị vật an toàn là hãy cố lấy để dị vật tự rơi ra ngoài bằng cách đập vào phần giữa hai bả vai của chó hoặc nhấc hai chân sau của chó lên.
- Nếu chó nhà bạn đã bất tỉnh, thì việc bạn cần làm là mở miệng của chúng ra, đặt ngón tay dọc miệng chó, trượt xuống phía giữa cổ họng và trên gốc lưỡi, sau đó nhẹ nhàng sờ về phía giữa họng để loại bỏ dị vật đang bị mắc trong đó.
- Nếu tất cả các cách trên đều không thành công thì bạn có thể thực hiện kỹ thuật Heimlich để lấy xương ra khỏi cổ họng của chó. Tuy nhiên kỹ thuật này rất khó, đòi hỏi bạn cần có kỹ thuật và được tập duyệt trước.
Kỹ thuật Heimlich Maneuver đối với những giống chó nhỏ
Kỹ thuật Heimlich Maneuver đối với những giống chó nhỏ được thực hiện như sau:
- Bạn cần đặt chú chó nằm ngửa, ngẩng cao đầu để cột sống chúng trải dài ra và đường hô hấp được mở rộng.
- Lúc này bạn hãy nắm một tay lại rồi đặt lên phần hõm mềm dưới xương sườn của chú chó.
- Nắm chặt tay còn lại thúc từ phía sau 4 – 5 lần vào trong và hướng lên trên rãnh ngực của chó.

Kỹ thuật Heimlich Maneuver đối với những giống chó lớn
Kỹ thuật Heimlich Maneuver đối với những giống chó lớn lại có một chút khác:
- Cho chó nhà bạn đứng lên, rồi vòng tay quanh bụng chó. Một tay nắm lại và đặt vào phần hõm sau khung xương sườn của chó. Sau đó, đẩy mạnh nắm tay về phía trước và hướng lên trên một cách nhịp nhàng.
- Trong trường hợp chú chó đã không thể đứng được, hãy cho chúng nằm nghiêng, dùng một tay để đỡ vào lưng chúng và tay còn lại thì ép bụng chúng hướng về phía cổ và cột sống.
- Sau đó, kiểm tra cổ họng của chó và lấy những dị vật ra bên ngoài.
Cách hồi sức tim phổi cho chó

Sau khi bạn đã áp dụng tất cả cách cách sơ cứu chó bị hóc xương, dị vật nhưng thất bại. Chú chó của bạn đang trong tình trạng thở gấp thì bạn cần phải gọi cho bác sĩ thú y một lần nữa để chắc chắn rằng họ đang trên đường đến nhà bạn.
Chó có thể phải hồi sức tim phổi bằng phương pháp CPR ( đây là phương pháp kết hợp giữa việc ép ngực và hô hấp nhân tạo thường được sử dụng khi không thể cảm nhận được nhịp tim của chú chó). Các bước thực hiện CPR sẽ diễn ra như sau:
B1: Cho chó nằm nghiêng về phía bên phải. Sau đó, áp 2 lòng bàn tay của bạn lên vị trí của tim và áp xuống liên tục 10 – 15 lần rồi dừng lại, thổi không khí vào miệng chú chó hai lần. Lưu ý trong quá trình thổi bạn cần phải bịt mũi chú chó lại)
B2: Tiếp tục ép xuống 100 – 120 lần trên phút và kéo dài trong vòng 10 phút hoặc cho tới khi bạn có được sự trợ giúp từ bên ngoài
Ngăn ngừa tình trạng chó bị hóc xương

Biết cách xử lý khi chó bị hóc xương, dị vật là tốt nhưng tốt nhất vẫn là phòng, hạn chế tình trạng hóc xương xảy ra đối với thú cưng.
Hãy để ý đến từng hành vi của bé cún để có thể hạn chế được tốt đa tình trạng hóc xương xảy ra với chúng.
- Cho chó cưng ăn những loại thức ăn lớn để hạn chế tình trạng bị nghẹn
- Không cho chó cưng chơi các loại đồ chơi có kích thước nhỏ như bi, bóng bé…
- Không cho chó ăn các loại xương có hình chữ T, xương gà… vì các loại xương này rất dễ bị mắc kẹt trong cổ họng của cún.
- Hãy quan sát quá trình ăn của chó cưng, nếu thấy chúng ăn quá nhanh thì ngay lập tức nhắc nhở chúng.
- Nếu có điều kiện thì hãy mua những loại thực phẩm được làm từ xương nhưng dưới dạng bột để cung cấp canxi cho chú cún.
Chó bị hóc xương luôn là tình trạng thường xuyên gặp phải. Petwiki hy vọng bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về cách phòng tránh hiện tượng chó bị hóc xương cũng như biết cách xử lý khi chó bị hóc xương. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của Petwiki. Chúc bạn và thú cưng của bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.