spot_img

[2021] Bạn muốn nuôi chó Alaska đừng bỏ qua bài viết này

Mang dáng vẻ to lớn và oai hùng nhưng chó Alaska thật sự rất hiền lành và đáng yêu. Trong những năm gần đây, chó Alaska dường như trở thành một cơn sốt tại Việt Nam. Bạn có biết Alaska có bao nhiêu loại, tính cách như thế nào và cách chăm sóc ra sao không? Nếu bạn đang muốn nuôi một em Alaska thì không thể bỏ qua bài viết này. Đừng quá lo lắng, hãy cùng Petwiki khám ngay những điều thú vị của chó Alaska nhé! 

Chó Alaska có xuất xứ từ đâu?

Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của chó Alaska, nhưng sự thật Alaska (hay còn gọi là Alaska Malamute) là một giống chó kéo xe lâu đời nhất ở Bắc Cực. Trước khi trở thành vật nuôi thân thiện như ngày nay thì Alaska đã phải trải qua quá trình lịch sử dài với nhiều thăng trầm. 

Nguồn gốc chó Alaska
Nguồn gốc chó Alaska

Theo AKC – American Kennel Club, Alaska có tổ tiên là chó sói thuần hóa. Chúng đã theo chân những người thợ săn tiến vào Bắc Mĩ từ hơn 4.000 năm trước đây. Người Mahlemiut, sống ở tây bắc Alaska đã huấn luyện loài chó này để kéo xe, vận chuyển hàng hóa. Nếu loài Husky thiên về tốc độ và kéo hàng hóa nhẹ thì chó Alaska có khả năng kéo hàng hóa nặng đường dài. 

Đến năm 1935, AKC đã công nhận giống chó Alaska và sau đó câu lạc bộ về giống chó này được thành lập. Thế nhưng sau Thế chiến II, số lượng của giống chó này giảm mạnh đến mức cảnh báo. Nhận thấy điều này, người dân tại Mỹ đã cho nhân giống và duy trì nòi giống cho chó Alaska.

Ngày nay, Alaska luôn nằm trong top những giống chó được yêu thích nhất. Dù có cơ thể to lớn nhưng em ấy rất tốt bụng, thân thiện và đáng yêu. Hiếm có loài chó nào có bề dày lịch sử hùng hồn như Alaska. Trải qua biết bao khó khăn để tồn tại, em ấy xứng đáng nhận được sự yêu thương của mọi người.

Ngoại hình và tính cách của Alaska

Về ngoại hình

Là hậu duệ của chó sói tuyết thế nên Alaska sở hữu ngoại hình dũng mãnh, săn chắc và khỏe mạnh. Kích thước cơ thể trung bình cao từ 56-71cm, và cân nặng tầm 38-56kg. Giống chó kéo xe lâu đời như Alaska có tỉ lệ cơ thể khá cân đối. 

Đặc điểm ngoại hình của Alaska
Đặc điểm ngoại hình của Alaska

Đặc biệt cần sự dẻo dai và sức bền để kéo xe đường dài nên chân của chó Alaska to, các khớp xương chắc chắn. Bàn chân của chúng lớn và có đệm dày với lông giữa các ngón chân. Chúng có đôi tai hình tam giác với đầu hơi tròn. Tai dựng đứng khi chó cảnh giác, lông tơ bông xù ở vành tai. Các em Alaska thuần chủng có đôi mắt màu đen, hình quả hạnh, đuôi sẽ cong lên và ôm sát lưng. Mõm của Alaska hài hòa với tổng thể khuôn mặt, phần mũi còn có màu hồng nhẹ rất dễ thương.

Để chống chọi với thời tiết lạnh giá, lông của chó  Alaska cũng có kết cấu 2 lớp. Lớp bên trong dày, mềm mại và lớp ngoài dài, thô cứng và không thấm nước. Bộ lông của Alaska có nhiều màu kết hợp: màu trắng, đen-trắng, nâu-đỏ, vàng đồng và hồng phấn,… 

Về tính cách

Qua nhiều năm được lai tạo, huấn luyện Alaska đã trở nên cực kì ngoan ngoãn và thân thiện với con người. Tính cách của em ấy cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: di truyền, cách huấn luyện và môi trường sống. Có lẽ điều này sẽ không phù hợp với một số người bắt đầu nuôi chó. Hãy đảm bảo bạn đã làm quen với em ấy để hiểu tính cách trước khi nhận nuôi nhé!

Vì đã quen với việc sống theo bầy đàn, chó Alaska cực kì trung thành với chủ. Chúng xem bạn như là “Thủ lĩnh” và sẵn sàng nghe theo bất kỳ mệnh lệnh nào bạn đưa ra. Nhưng đừng chủ quan nhé, Alaska rất thông minh và nhạy bén đấy. Em ấy có thể nhận biết mệnh lệnh nào của bạn là đúng đắn để thực hiện. Thế nên hãy chuẩn bị thật kỹ càng để trở thành người thủ lĩnh tốt nhé. 

Tính cách của Alaska
Tính cách của Alaska

Chó Alaska có thể nhận biết được nguy hiểm xung quanh mình và tránh xa nó. Hơn nữa bản năng chó kéo xe giúp cho Alaska có thể nhớ đường nhanh. Nếu em ấy có bị lạc thì đừng quá lo lắng nhé. Có lẽ chú cún đã bắt gặp những con vật nhỏ hơn và không ngần ngại đuổi theo đến khi tóm được “đối phương” mới thôi. Alaska sẽ không muốn rời bỏ bạn một chút nào đâu, em ấy sẽ trở lại với bạn nhanh thôi.

Những chú chó hiếu động Alaska thích chạy nhảy ở không gian rộng lớn, em ấy muốn giải tỏa năng lượng tích tụ trong cơ thể. Vì thế đừng nhốt em ấy ở trong chuồng nhé, Alaska sẽ trở nên hung hăng hơn đấy. Hãy dành nhiều thời gian để vui đùa cùng Alaska, cho em cún đi dạo, gặp gỡ nhiều người hơn nhé.

Em cún này cực kì thân thiện, luôn muốn trở thành một phần trong gia đình bạn, sẵn sàng chơi với trẻ nhỏ bất cứ lúc nào. Hơn nữa, đối với người lạ Alaska cũng tỏ ra rất dễ gần, chiếm được cảm tình của nhiều người. Vậy thì bạn cũng nên cẩn trọng khi giao cho em Alaska trông nhà nhé, biết đâu em ấy lại thân thiện đến mức làm bạn với tên trộm!

Những lưu ý trong cách nuôi chó Alaska

Nuôi chó Alaska có khó không? Tuổi thọ trung bình của Alaska trong khoảng 10-12 năm nhưng nếu bạn chăm sóc tốt chúng có thể sống đến 14-16 năm. Tuy có tuổi thọ khá cao nhưng bạn cần chú ý những điểm sau khi nuôi dạy Alaska:

Không gian và nhiệt độ môi trường sống

Chó Alaska cần môi trường sống thoải mái
Chó Alaska cần môi trường sống thoải mái

Alaska là giống chó ham vận động, nên các em ấy cần có không gian thoải mái chơi đùa. Nhưng các em ấy rất thích đào bới xung quanh, một khu vườn rộng rãi là vô cùng lý tưởng. Nếu không muốn khu vườn xinh đẹp của bạn bị phá hoại, tốt nhất nên chỉ định chỗ vui chơi của em ấy và rào xung quanh.

Vệ sinh và tỉa lông chó Alaska

Bộ lông của Alaska là mảnh đất màu mỡ cho bụi bẩn tích tụ, và rất tốn công sức để vệ sinh. Bạn không nhất thiết phải tắm cho Alaska mỗi ngày, tốt nhất là 6-8 tuần thì tắm một lần. Và vệ sinh cắt móng, làm sạch răng miệng thường xuyên.

Nhưng bạn phải dành nhiều thời gian để chải lông và tỉa lông cho Alaska đấy nhé. Trong năm sẽ có 1-2 lần Alaska bị rụng lông rất nhiều. Điều này không dễ chịu chút nào với những người bị dị ứng lông chó. Có thể máy hút bụi nhà bạn sẽ phải hoạt động hết công suất mỗi khi Alaska rụng lông.

Thường xuyên vệ sinh lông cho Alaska
Thường xuyên vệ sinh lông cho Alaska

Khi chải lông, hãy kiểm tra các vết loét, phát ban hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng như mẩn đỏ, đau hoặc viêm trên da, ở mũi, miệng, mắt và bàn chân. Mắt phải trong, không bị đỏ hoặc tiết dịch. Việc kiểm tra cẩn thận hàng tuần sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của bé.

Cách nuôi dạy, huấn luyện Alaska

Bất kể giống chó nào cũng cần được huấn luyện ngay từ nhỏ để ngoan ngoãn hơn. Alaska cần được huấn luyện nghiêm khắc với những bài tập cường độ cao. Một trường huấn luyện Alaska ngay khi em ấy còn nhỏ là hoàn toàn thích hợp. Với sự nhạy bén và thông minh, Alaska con tiếp thu các bài học rất nhanh và chính xác.

Bên cạnh đó Alaska còn cần được tập thể dục mỗi ngày để giải phóng năng lượng trong cơ thể. Chó Alaska cần ít nhất hai giờ mỗi ngày để chạy bộ, đi dạo để sống hạnh phúc hơn. Thời gian còn lại, chúng thường yên lặng và thích thú với việc thư giãn. Thỉnh thoảng Alaska sẽ có tiếng hú… chỉ để giải trí! Chúng không thích sủa thành tiếng nhưng thích phát ra tiếng hú hơn. 

Nên cho chó Alaska ăn gì?

Cho Alaska ăn gì để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và khỏe mạnh. Tuy có cơ thể to lớn nhưng bạn không nên cho Alaska ăn quá nhiều. Đối với những giống chó lớn như Alaska thì rất thuận tiện trong việc hấp thụ khoáng chất, vitamin. Bổ sung đầy đủ đạm từ thịt gà, thịt bò, … cũng như tinh bột, chất xơ, chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày cho cún. 

Cho Alaska ăn gì?
Cho Alaska ăn gì?

Bạn nên chia nhỏ thức ăn mỗi ngày thành nhiều bữa nhỏ để Alaska hấp thụ đều và đầy đủ hơn. Khi còn nhỏ, Alaska con cần ăn 4-5 bữa/ngày đến khi lớn hơn bạn có thể giảm xuống 2-3 bữa/ngày. Bạn có thể xem thêm bài viết: “Nên cho chó Alaska ăn gì để phát triển toàn diện?”. Chú ý về việc bảo quản thức ăn để hạn chế các bệnh đường ruột cho Alaska.

Chó Alaska mang thai bao lâu?

Thời gian và chu kỳ sinh nở: Trung bình một em Alaska sẽ mang thai 1 năm 1 lần, khoảng cách giữa 2 lần phối giống chó Alaska trong khoảng 12-18 tháng. Vì thuộc giống chó có thân hình to lớn nên mỗi lứa sinh con, Alaska sẽ sinh từ 4-8 con. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết Chăm sóc chó Alaska sinh sản.

Sau sinh xong cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho cả chó mẹ và chó Alaska con. Cho chó mẹ ăn cháo loãng, hầm xương, móng,… để kích thích tiết nhiều sữa hơn. Còn đối với chó Alaska con thì trong 2 tháng đầu chỉ nên bú sữa mẹ để bổ sung đủ dưỡng chất.

Nhận diện chó Alaska thuần chủng

Trên thị trường có nhiều em chó Alaska nhưng đã bị lai tạp không còn thuần chủng. Thế nên khi mua chó Alaska bạn nên xem kỹ những đặc điểm sau để nhận diện được chó Alaska thuần chủng:

Nhận biết chó Alaska thuần chủng
Nhận biết chó Alaska thuần chủng
  • Màu mắt: Alaska thuần chủng sở hữu đôi mắt đen, ngoại trừ những em Alaska lông nâu đỏ thì sẽ có màu mắt nâu.
  • Vị trí lông trắng: Phần ở mõm và 4 chân của Alaska thuần chủng sẽ luôn luôn là lông trắng. Hãy đảm bảo bạn không bỏ qua điều này khi mua Alaska nhé
  • Tán lông cổ xù: Một điểm nhận diện nữa là phần lông ở cổ của Alaska sẽ có dạng lông xù, tán rộng, trông giống như cái bờm. Nếu lông chỗ này ngắn thì có thể em này đã bị lai với giống khác.
  • Đuôi cong về phía lưng: Đuôi cụp xuống đất thì không phải là Alaska thuần chủng. Alaska thuần chủng nổi tiếng với chiếc đuôi lông xù, quyến rũ và lúc nào cũng cong ngược về phía lưng.
  • Tai dựng đứng: Tai của Alaska sẽ dựng đứng khi em ấy trưởng thành, lúc còn nhỏ thì tai cụp. Còn nếu một bé Alaska chưa được 3 tháng tuổi mà tai đã dựng đứng thì không phải là dòng thuần chủng.

Chó Alaska thường mắc bệnh nào?

Alaska thường mắc bệnh gì?
Alaska thường mắc bệnh gì?
  • Bệnh ký sinh trùng: Bệnh này có nguyên nhân là từ lớp lông dày của Alaska, vi khuẩn dễ bám vào và sinh sôi. Hãy cố gắng giữ vệ sinh, chải lông, tắm rửa cho em ấy thường xuyên nhé
  • Bệnh giun ký sinh trên mắt: giun Thelazia californiensis và giun T.Callipaeda xuất hiện ở mắt, không chữa trị sớm bé có thể bị mù. Nhanh chóng mang cún cưng của bạn đến bác sĩ thú y để được chữa trị kịp thời.
  • Bệnh viêm ruột: Cũng như lưu ý khi cho Alaska ăn, những thức ăn chưa được nấu chín dễ gây bệnh cho bé. Alaska con sẽ dễ bị bệnh viêm ruột hơn. Đảm bảo rằng các bé không ăn phải thức ăn hỏng, hay rác thải. 
  • Bệnh sốc nhiệt: Chó Alaska cực kì nhạy cảm với nhiệt độ, chịu được nhiệt độ thấp ở xứ tuyết giá lạnh. Nhưng khi về Việt Nam có khí hậu gió mùa các em ấy dễ bị bệnh sốc nhiệt. Nên cho Alaska ở nơi có bóng râm, cung cấp đủ nước uống và bật điều hòa từ 20-25 độ C. 

Giá chó Alaska mới nhất là bao nhiêu?

Để sở hữu một em chó Alaska đáng yêu bạn sẽ phải bỏ ra một mức phí từ 10-20 triệu. Tùy thuộc vào xuất xứ, độ thuần chủng, màu lông Alaska sẽ có nhiều mức giá khác nhau. Thông thường thì nếu Alaska được sinh ra tại Việt Nam thì sẽ có mức giá mềm hơn nhiều so với các em được nhập khẩu từ nước ngoài. Bạn có thể tham khảo mức giá bên dưới:

Chó Alaska giá bao nhiêu?
Chó Alaska giá bao nhiêu?
  • Từ 10 – 14 triệu đồng: là các em Chó Alaska có ba mẹ tại Việt Nam, có đầy đủ giấy tờ chứng nhận và đã được tiêm phòng.
  • Từ 15  – 20 triệu: là giá cho các em Alaska được nhập khẩu từ Thái Lan.
  • Từ 2200 – 2500$: Thuộc về các em Alaska được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu. 

Giống chó Alaska với nhiều điểm thú vị và đáng yêu, hy vọng Petwiki đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc, câu hỏi nào về những thông tin trên, các bạn hãy liên hệ ngay với chúng mình để được giải đáp sớm nhất nhé.

Bài Viết Mới

Bài Viết Liên Quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here