spot_img

Chó Alabai: Nguồn gốc, giá bán, đặc điểm, cách chăm sóc [2021]

Nếu bạn là một người có hứng thú với những chú chó to lớn, thì nhất định không thể bỏ qua chó khổng lồ Alabai. Đây là một trong những giống chó có ngoại hình to lớn. Mặc dù có ngoại hình to lớn nhưng tính cách của Alabai lại cực kỳ hiền lành. 

Vậy giống chó Alabai này có nguồn gốc từ đây đâu? Đặc điểm, tính cách và giá chó ngáo Alabai bao nhiêu? Hãy cùng Petwiki chúng mình tìm hiểu chi tiết dưới đây để hiểu rõ hơn về giống chó Alabai này nhé!

Nguồn gốc của giống chó Alabai 

Chó Alabai hay còn gọi được gọi là chó chăn cừu Trung Á, bởi chúng  có nguồn gốc từ khu vực Trung á, được sử dụng bởi các thổ dân nơi đây. Được biết em chó chăn cừu Trung Á này là một trong những giống chó lâu đời, xuất hiện ở Trung Á từ 5000 năm trước, đây được coi là giống chó lâu đời nhất hiện nay.

Ngoài ra, chó Alabai còn xuất hiện ở một số quốc gia khác có thể kể đến như Kyrgyzstan, Afghanistan và các các quốc gia nằm vùng lân cận. Alabai thường được sử dụng để chăn cừu, bảo vệ và canh gác do chúng có thân hình to cao và có sức khỏe rất tốt, giống chó này cực kỳ thông minh và mạnh mẽ. 

Nguồn gốc chó Alabai
Nguồn gốc chó Alabai

Chó khổng lồ Alabai được quan tâm bởi sự trung thành và độc lập. Ngày nay, Alabai đã được nuôi ở khắp nơi trên thế giới, và trong có có Việt Nam. 

Những đặc điểm, hình dáng của chó Alabai 

Chó Alabai được xem là giống chó có ngoại hình to lớn nhất thế giới, nhưng hiện nay dòng chó chăn cừu Trung Á hiện vẫn còn khá xa lại tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về giống này, Petwiki mang đến cho bạn những chi tiết về đặc điểm và ngoại hình của chó khổng Alabai

  1. Kích thước và cân nặng của Alabai 

Giống như tên gọi chó khổng lồ Alabai sở hữu thân hình khổng lồ với kích thước của một chú chó đực trưởng thành có thể nặng tới 70 đến 120kg, chiều cao của chúng khoảng từ 70 – 90cm. Đối với những em Alabai cái trưởng thành, cân nặng từ 40 – 65kg và chiều cao trung bình khoảng 65 – 69cm

Chó Alabai có tuổi thọ trung bình cao hơn so với những giống chó khác, trung bình 1 chú chó sống được từ 15 – 20 năm.

  1. Hình dáng bên ngoài của chú chó khổng lồ Alabai 

Chó khổng lồ Alabai có thân hình vạm vỡ, săn chắc và dũng mãnh. Để nhận biết đúng hơn về giống chó Alabai này, bạn hãy điểm qua một số đặc điểm về ngoại hình của chúng:

  • Chó Alabai có đầu vuông, khá lớn và có hộp sọ cân đối 
Đặc điểm hình dáng chó Alabai
Đặc điểm hình dáng chó Alabai
  • Tai của những chú chó khổng lồ Alabai này thường ngắn và bé, hay cụp xuống thêm vào đó là đôi mắt nhỏ màu nâu hoặc có màu nâu đậm,
  • Mõm của chúng ngắn hơn so với các loại chó săn và chăn cừu khác, kích thước mõm chó từ 5 đến 8cm, vuông và cân đối với khuôn mặt.
  • Các chú chó Alabai có kích thước răng lớn, trung bình một bộ hàm của Alabai có 42 chiếc răng. 
  • Đuôi của Alabai dài khoảng 17 đến 20cm, bên trong lưỡi có hình lưỡi liềm và hay vểnh lên phía trước.
  • Hầu hết chó Alabai đều có lông màu sáng như trắng, trắng tro hoặc màu vàng. Sở hữu bộ lông dày, dai và tương đối ấm. 
  • Chó Alabai có 4 chân chắc chắn cùng phần đệm thịt dưới chân dày tạo điều kiện cho chúng di chuyển nhanh nhẹn hơn với chú chó khác. 

Tính cách của những chú chó Alabai khổng lồ như thế nào?

Đây là giống chó cực kỳ thông minh, có thể dễ dàng thích nghi được với điều kiện thời tiết khác nhau. Bên cạnh đó, chó Alabai rất trung thành và nhanh nhạy, điều này giúp chúng có thể hiểu và dễ dàng hoàn thành tốt các mệnh lệnh mà người nuôi đặt ra, dễ dàng nhận ra những tình huống nguy hiểm với chủ, kịp thời phòng vệ và bảo vệ chủ.

Tính cách của chó Alabai
Tính cách của chó Alabai

Chúng có khả năng tự vệ và bảo vệ lãnh thổ tốt, do vậy mà chó Alabai thường được các thổ dân ở Trung Á nuôi nhằm mục đích trông coi gia súc trong gia đình. Dù chó Alabai có vẻ ngoài khá lạnh lùng với người lạ nhưng lại cực kỳ thân thiết và tình cảm với những người thân trong gia đình. Hầu hết những chú chó Alabai khá điềm tĩnh và hiền lành, Alabai thường thể hiện hành động thân thiết với chủ, phấn khích khi được chơi đùa với những người nuôi chúng.

Chế độ dinh dưỡng chó giống chó Alabai 

  1. Chó Alabai ăn gì?

Alabai có thể ăn những loại thực phẩm thô trừ ngũ cốc và ăn thịt sống. Các chú chó khổng lồ này cần được bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm như thịt bò, thịt heo, … để phát triển tối đa các dưỡng chất trong cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể thêm vào thực đơn hằng ngày của chó Alabai bằng các loại cá như cá biển với hàm lượng chất béo thấp, các loại hoa quả mọng và quả hạch để cung thêm một số dưỡng chất vitamin, bên cạnh đó bạn có thể cho chúng  ăn những loại thực phẩm lên men như sữa chua, sữa và ăn trứng,…

Tốt nhất bạn nên cho chúng ăn những loại thức ăn đóng gói dành riêng cho chó Alabai. Đó là thực phẩm có những thành phần dinh dưỡng ổn định phù hợp với cơ thể Alabai dễ dàng hấp thụ tối đa dưỡng chất. 

Chế độ dinh dưỡng của Alabai
Chế độ dinh dưỡng của Alabai

Đồng thời, bổ sung thêm nhiều lượng nước cho chó Alabai  thường xuyên, bởi nước đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất dinh dưỡng ở trong cơ thể thú cưng.

  1. Những thức ăn không nên cho chó Alabai ăn

Đường ruột của chó Alabai rất kỵ với các gia vị như dầu ăn, mỡ, … vì vậy, bạn nên tuyệt đối tránh cho Alabai ăn những thức ăn chó chứa gia vị. Bên cạnh đó, các thực phẩm như ngũ cốc, khoai tây, hành, thịt hun khói cũng không nên để chó Alabai ăn.

Ngoài ra, hệ tiêu hóa của chúng không phù hợp để ăn thịt sống, nếu muốn bổ sung thêm chất đạm cho thú cưng bạn nên cẩn thận luộc chín thức ăn trước khi cho ăn, điều này rất tốt cho hệ đường ruột ở chó Alabai.

  1. Khẩu phần ăn theo từng độ tuổi của Alabai

Khi nuôi chó khổng lồ Alabai bạn cần chú ý cân chỉnh lượng thức ăn vừa phải đầy đủ dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển khác nhau: 

Giai đoạn chó Alabai 2-3 tháng tuổi: Ở giai đoạn này chủ yếu nên chó chúng ăn thức ăn mềm với số lượng thức ăn vừa đủ, nên phân bổ thành nhiều bữa ăn trong một ngày. Nên cho chó Alabai con ăn 5-6 bữa/ngày.

Khẩu phần ăn theo từng độ tuổi của Alabai
Khẩu phần ăn theo từng độ tuổi của Alabai

Giai đoạn chó Alabai  3-5 tháng tuổi: Khi chó Alabai bước sang giai đoạn này bạn nên tăng thêm lượng ăn, thức ăn cho chúng có thể  đa dạng hơn, thay vì chỉ cho ăn thức ăn mềm bạn có thể xen lẫn vào bữa ăn một vài thức ăn khác, để chúng làm quen dần tránh việc cho ăn quá đà dẫn đến tiêu chảy. Thức ăn có thể là thức ăn khô, thịt bò, heo đã được luộc chín, giai đoạn này chỉ này chỉ nên ăn 4 bữa/ ngày.

Giai đoạn chó Alabai từ 6-8 tháng tuổi: Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với những chú chó Alabai, chính vì vậy bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, để kích thích sự phát triển của chó Alabai. Chỉ nên cho Alabai ăn 3 bữa/ngày.

Hướng dẫn cách chăm sóc những chú chó chăn cừu Alabai 

Để nuôi một em chó Alabai khỏe mạnh, bên cạnh việc có chế độ ăn uống điều độ, bạn cần biết một số lưu ý khi chăm sóc chó Alabai.

  1.  Chăm sóc lông cho chó Alabai 

Giống chó Alabai này sở hữu bộ lông thay đổi theo mùa, thường thưa thớt vào mùa hè và trở nên dày dặn vào mùa đông. Điều này giúp chúng thích nghi với điều kiện khí hậu ở Châu Á. 

Chăm sóc lông cho chó Alabai
Chăm sóc lông cho chó Alabai

Ngoài ra, chó Alabai thay lông còn theo từng độ tuổi khác nhau trong 3 tháng đầu tiên chúng sẽ có đợt thay lông đầu tiên thay lớp lông tơ, tiếp trên sau 6 tháng chúng sẽ thay lông một lần nữa nhưng lần này lông cứng cáp và óng mượt hơn. Trung bình một năm chó Alabai có thể rụng từ 2-3 lần.

Việc này đòi hỏi người nuôi phải cung cấp đủ thức ăn và nước để Alabai có thể phát triển cách tốt nhất. Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển, thời kỳ rụng lông và quyết định độ dày và dài bộ lông của Alabai.

Thêm vào đó bạn cần thường xuyên chải lông chó, tránh để lông bị vón cục, loại bỏ những lông bị rụng. Đặc biệt vào thời kỳ thay lông bạn nên chải chuốt lông cho chó Alabai nhiều hơn, việc chải lông có thể giúp bạn và thú cưng gắn kết với nhau hơn. 

  1. Vệ sinh thường xuyên cho chó Alabai 

Khi nuôi chó Alabai bạn cần chú trọng việc vệ sinh cho chúng, bởi vì chúng có bộ lông rất dày nên rất dễ bị bụi bẩn bám vào ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn và nhầm cho chúng kể cả người nuôi. Bạn nên tắm cho chúng ít nhất 1 tuần 1 lần vào mùa hè và 3 đến 5 lần / tuần vào mùa đông.

Các bộ phận như mõm, hậu môn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa ở chó Alabai, cũng cần được vệ sinh kỹ bởi những chỗ này là nguy cơ của những mầm bệnh.

Vệ sinh thường xuyên cho chó Alabai
Vệ sinh thường xuyên cho chó Alabai

Nên sử dụng sữa tắm dành riêng chó thú cưng để đảm bao lông của chúng luôn mượt và óng ả. Lưu ý sau khi tắm xong bạn phải lau sạch và sấy khô để tránh lông bị ẩm ướt và có mùi hôi gây khó chịu.

  1. Tiêm phòng chó Alabai

Tiêm phòng chó Alabai là một việc vô cùng quan trọng, điều này sẽ góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo thú cưng tránh được những bệnh hiếm gặp. Tiêm phòng cho chó Alabai không chỉ bảo vệ cho chúng mà còn bảo vệ cho chính mình, phòng tránh được bệnh dại nếu không may chó có mầm bệnh dại trong cơ thể lâu ngày bộc phát sẽ rất nguy hiểm cho bạn và những người xung quanh. 

Vệ lượng mũi tiêm phòng và liều lượng cụ thể, bạn nên đưa chúng đến cơ sở thú y hoặc những bệnh viện chăm sóc thú cưng để biết được các thông tin cụ thể và cần thiết cũng như lịch tiêm phòng cho chó.

Chăm sóc chó Alabai khi phối giống và sinh sản 

Chăm sóc Alabai khi phối giống

Khi chó Alabai trên 15 -18  tháng tuổi đã có thể phối giống và sinh con lần đầu tiên, lúc này chúng đã phát triển tương đối đầy đủ về mặt khung xương và tâm lý tốt.

Tuy nhiên để có được đàn con chất lượng, Petwiki gửi lời khuyên đến bạn là chỉ nên cho thú cưng nhân giống tối đa 3 – 4 lần trong một vòng đời và mỗi lần nhân giống cách nhau 18 đến 2 năm.

Chăm sóc chó Alabai khi phối giống
Chăm sóc chó Alabai khi phối giống

Để sinh được đàn con khỏe mạnh, thì trong quá trình giao phối bạn cần đặc biệt quan tâm đến những vấn đề sau: 

  • Lập ra chế độ dinh dưỡng phù hợp với thời kỳ phối giống này, ngoài khẩu phần ăn bình thường ra bạn cần tăng thêm khối lượng thịt nạc, thịt bò, trứng gà và sữa tươi trong mỗi bữa ăn. Đồng thời các loại canxi và chất sắt trong nội tạng động vật hoặc cá cũng là một phần không thể thiếu.
  • Tẩy giun đầy đủ, theo đúng định kỳ và tiêm phòng các loại vacxin hỗ trợ cho việc phối giống và sinh sản.
  • Loại bỏ các loại ký sinh trùng, bọ chét, … bám trên lông và da Alabai trong quá trình mang thai.
  • Tắm rửa thường xuyên, cắt tỉa lông gọn gàng cho Alabai, nên tắm trước khi cho phối giống.
  • Cùng chó Alabai đi dạo và tập thể dục nhẹ, tuyệt đối không được để chúng kích động hoặc chạy nhảy quá mạnh. Tạo tinh thần thoải mái, có không gian thoáng mát.

Chăm sóc chó Alabai sinh sản 

Khi mang thai 

  • Thông thường, thời gian đầu khi mang thai sẽ không có bất kỳ dấu hiệu gì. Sau khi phối giống được 2 tuần bạn nên đưa chó Alabai đến bác sĩ thú y để kiểm tra xem đã đậu thai hay chưa, kể từ ngày phối giống được 30 ngày Alabai sẽ có những biểu hiện bên ngoài như: bụng to lên, cân nặng tăng, bầu vú phát triển. 
Chăm sóc chó Alabai khi mang thai
Chăm sóc chó Alabai khi mang thai
  • Nếu như đã chắc chắn chó Alabai mang thai bạn cần chuẩn bị cho chúng một chế độ dinh dưỡng thật tốt. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cung cấp đầy đủ cho cả chó mẹ lẫn chó con. Đồng thời tăng cường bổ sung canxi để cung cấp tốt cho khung xương của chó mẹ. Nhưng vẫn lưu ý chỉ cho ăn đủ không được quá thừa, đặc biệt là chất béo trong tinh bột sẽ gây béo phì dẫn đến chó mẹ lười vận động và khó sinh.
  • Ngoài ra, khi gần đến ngày sinh thường xuyên dắt chó Alabai đi bộ để dễ cho quá trình sinh sản. Tránh để chúng chạy nhảy quá đà ảnh hưởng đến chó con trong bụng mẹ. Trong quá trình mang thai chó Alabai nên được tiêm ngừa đầy đủ để hỗ trợ sinh sản và ngăn chặn các bệnh đột biến ở chó con.

Trước khi sinh 

  • Thời gian mang thai trung bình của  chó Alabai từ 60-65 ngày hoặc kéo dài tới 68 ngày. Bạn phải đánh dấu chính xác ngày phối giống để dự đoán ngày sinh chuẩn xác nhất. Từ đấy chuẩn bị ổ đẻ và những dụng cụ cần thiết để không bị bất ngờ khi Alabai chuyển dạ. 
  • Trước khi chuyển dạ tầm 2 – 4 tiếng chó  Alabai sẽ có những biểu hiện như: đi vòng vòng đánh hơi mò chỗ đẻ, thở dốc, dáng đi liêu khiệu, thai trong bụng động đậy và có dấu hiệu dịch chuyển xuống dưới.  
Chăm sóc chó Alabai trước khi sinh
Chăm sóc chó Alabai trước khi sinh
  • Khi quan sát thấy những biểu hiện trên bạn cần nhanh chóng chuẩn bị sẵn ổ đẻ sạch sẽ, khô ráo, không có gió lùa  và những dụng cụ cần thiết như: khăn, nước ấm, kéo, đồ tiệt trùng, …. Để chúng tự đẻ bình thường theo bản năng, nếu nhận thấy có dấu hiệu khó đẻ chuyển dạ 2- 3h mà vẫn chưa thấy sinh hoặc vỡ nước ối thì gọi ngay đến bác sĩ để chó Alabai được hỗ trợ đẻ mổ, tránh để lâu làm ngạt con.

Sau khi sinh 

  • Thời gian sinh khoảng 4 – 5 tiếng dựa vào số con nhiều hay ít. Khi chó mẹ ngừng sinh bạn cần cho chúng uống một ít sữa ấm hoặc một ít nước muối để làm sạch ruột.
  • Chuồng của chó Alabai sau khi sinh sống nên được đặt ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại. Bởi vì sau khi sinh xong, bản năng bảo vệ con nổi lên rất cao nên rất dễ hung dữ và khó chịu khi người lạ đến gần.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn của chó Alabai mẹ. Trong những ngày đầu khi mới sinh xong (2-3 ngày) chỉ nên ăn cháo với thịt bằm, sữa ấm. Những ngày sau vẫn cho ăn như thông thường nhưng cần bổ xung thức ăn có chứa nhiều canxi: xương bò, cổ gà, vịt, …. để chó Alabai không bị thiếu canxi.
Chăm sóc chó Alabai sau khi sinh
Chăm sóc chó Alabai sau khi sinh
  • Đối với những chú chó Alabai con, khi mới sinh ra nên được bú sữa mẹ để tăng sức đề kháng, 2 tháng đầu nên cho bú mẹ. Chỉ nên tách mẹ khi đã đủ 2 tháng tuổi trở lên, vì khi tách đàn sớm sẽ khiến chó con nhút nhát, yếu ớt và bệnh tật. Chó Alabai con đủ 2 tuần tuổi nên bắt đầu tiêm chủng những loại vacxin 5 in 1 hay 7 in 1 để phòng ngừa nguy cơ bệnh sau này.

Huấn luyện chó Alabai hiệu quả 

Để huấn luyện chó Alabai một cách hiệu quả, bạn cần lựa chọn một thời điểm thích hợp nhất. Thông thường, khi chó Alabai con 2-3 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bắt đầu cho việc huấn luyện chúng Lúc này bạn đã có thể tập cho thú cưng của mình những thói quen cơ bản như tập đi vệ sinh đúng chỗ, tập bắt tay, đứng lên, ngồi xuống theo hiệu lệnh của bạn, … 

Việc bắt đầu huấn luyện từ sớm này giúp bạn và thú cưng của mình hiểu nhau hơn,t tạo sự thân thiết, gắn hết ở cả 2 phía. Đặc biệt là dòng chó Alabai này có tính độc lập thì việc làm quen, gắn kết với chúng là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với bạn.

Huấn luyện chó Alabai
Huấn luyện chó Alabai

Mỗi ngày bạn hãy dành thời gian 30p-1 tiếng để dạy cho chúng những điều trên và lập lại nhiều lần. Ngoài ra, bạn cũng nên tập cho chúng ăn đúng chỗ không phải ai cho gì cũng ăn. Bằng cách đặt khay đựng thức ăn đúng nơi, giúp chúng nhận biết nơi ăn uống của mình. Đồng thời, bạn và thú cưng của mình nên tập thể dục cùng nhau mỗi ngày, việc này giúp Alabai có tinh thần thoải mái với mọi người xung quanh và giảm nguy cơ béo phì ở chúng.

Tìm hiểu một vài bệnh mà chó Alabai thường mắc phải 

Chó Alabai mặc dù có hệ miễn dịch trong cơ thể rất tốt nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh,  dưới đây là những bệnh mà chúng thường gặp phải:

Bệnh liên quan đến xương khớp ở Alabai

Sở hữu thân hình đồ sộ và bản tính thích vận động nên em này thường mắc một số bệnh liên quan đến xương khớp, đau khớp, hạ khớp bàn chân. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu canxi hoặc do dư tinh bột trong cơ thể. Khi nhận thấy được điều này bạn nên giảm bớt lượng tinh bột trong khẩu phần ăn của thú cưng thay vào đó là bổ sung thêm nhiều canxi, thường xuyên chó Alabai vận động, tập thể dục.

Alabai bị bệnh về đường ruột

Giống chó khổng lồ Alabai này có hệ miễn dịch tốt nhưng nếu người nuôi không có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thì rất dễ dẫn đến một số bệnh đường ruột ở chó Alabai như tiêu chảy, nôn, mửa. Để khắc phục được tình trạng này bạn cần xem và cân chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày chó thú cưng của mình, bổ sung thêm vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn, phòng ngừa được một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nguy hiểm. 

Một số bệnh thường gặp ở chó Alabai
Một số bệnh thường gặp ở chó Alabai

Bệnh liên quan về da ở chó Alabai:

 Các chứng bệnh về da như nấm, ghẻ, rận ký sinh sẽ thường xuyên xuất hiện trên da của chó Alabai. Bởi chúng sở hữu bộ lông rất dày là điều thích hợp để các loại ký sinh ẩn trú trên da. Khi quan sát thấy thú cưng của mình bị nấm, ghẻ. Bạn cần vệ sinh lông cho chúng, dùng tay trực tiếp loại bỏ ký sinh trùng dính trên da, bôi thuốc trị nấm ghẻ, điều này nhắc nhở bạn nên quan tâm và chăm sóc lông cho Alabai cẩn thận hơn. 

Alabai bị béo phì

 Những chú chó khổng lồ Alabai thường có kích thước quá cỡ, to lớn, việc di chuyển trở nên khó khăn. Điều này khiến chúng lười vận động và dẫn đến bệnh béo phì. Bệnh này sẽ ảnh hưởng đến việc di chuyển cho chó Alabai làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Chính vì thế, ngay từ khi bắt đầu nuôi Alabai bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và cho chúng vận động càng nhiều càng tốt. 

Tham khảo mức giá chó ngáo nga Alabai

Chó khổng lồ Alabai hiện nay còn khá hiếm ở thị trường nước ta, vì thế nếu bạn muốn sở hữu một chú chó Alabai thì cần tìm hiểu kỹ và liên hệ với những trại chó giống uy tín nhất để được tư vấn và nhận những được những em nhập khẩu từ nước ngoài về.

Tham khảo giá mua chó Alabai
Tham khảo giá mua chó Alabai

Nếu như nhập trực tiếp từ Châu Âu hiện giá vẫn còn rất cao, tầm khoảng trên dưới 2500$. Chất lượng những em này rất cao, màu sắc và độ thuần chủng tốt hoàn toàn. Để mua được chó Alabai bạn phải mắc khá nhiều thời gian bởi đặt hàng chuẩn từ Châu Âu.

So với Châu Âu thì Trung Quốc cũng đang thực hiện nhân giống chó Alabai, giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều so với giống chó nhập từ Châu Âu. Mức giá giao động từ 25 đến 40 triệu đồng. Chính vì thế chất lượng của những em chó này sẽ không thể sánh bằng những em nhập khẩu khác, độ thuần chủng và sức khỏe tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.

Lời kết 

Những thông tin về chó Alabai đã Petwiki cập nhật một cách chi tiết nhất. Hy vọng với những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về giống này mặc dù vẫn còn là cái tên khá mới ở thị trường Việt Nam. Nếu bạn vẫn còn có thắc mắc gì về giống chó Alabai này hay những em thú cưng khác thì hãy liên hệ với Petwiki chúng mình để được hỗ trợ nhanh nhất có thể. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết !

Bài Viết Mới

Bài Viết Liên Quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here