spot_img

Chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản cần lưu ý những gì?

Chó Phốc sóc của bạn đang mang thai hoặc chuẩn bị phối giống? Nhưng bạn đang hoang mang không biết cách chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản như thế nào? Đừng lo lắng, trong bài viết này Petwiki sẽ cùng bạn giải đáp vấn đề về chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản

Những điều cần lưu ý trước khi phối giống chó Phốc sóc

Lưu ý trước khi phối giống chó Phốc sóc
Lưu ý trước khi phối giống chó Phốc sóc
  • Tuổi chó Phốc sóc trên 1 năm tuổi: Ở độ tuổi này chó Phốc sóc đã trưởng thành về cơ thể, đủ sức khỏe cho việc phối giống và biết chăm sóc chó Phốc sóc con. Điều này rất quan trọng vì chó Phốc sóc được chăm sóc tốt và đủ tuổi thì mới sinh ra được thế hệ chó con khỏe mạnh và đẹp nhất.
  • Lưu ý tiêm phòng cho chó Phốc sóc mẹ trước khi phối giống: Việc tiêm phòng sẽ giúp chó mẹ phòng ngừa bệnh và ký sinh trùng bên cạnh đó thuốc tiêm còn có ảnh hưởng tốt đến hệ miễn dịch của cún con. Do đó trước khi phối giống bạn cần lưu ý cho chó mẹ tiêm phòng để đảm bảo rằng chó mẹ không có bệnh hay ký sinh trùng từ đó khi chó con được sinh ra khỏe mạnh. Đây là bước đầu tiên để chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản.

Dấu hiệu chó Phốc sóc mang thai

Sau khi phối giống từ 2-3 tuần, chó Phốc sóc có xuất hiện những dấu hiệu mang thai. Những dấu hiệu của chó Phốc sóc mang thai biểu hiện như:Chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản

Dấu hiệu chó Phốc sóc mang thai
Dấu hiệu chó Phốc sóc mang thai
  • Sự thay đổi về hành vi: Giai đoạn mang thai chó Phốc sóc thường ăn ít đi hoặc ăn nhiều hơn, tâm trạng một số bé Phốc sóc cảm thấy ủ rũ, uể oải và thiếu sức sống. Bạn nên chú ý quan sát để chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản tốt hơn.
  • Sự thay đổi về ngoại hình: ở giai đoạn mang thai chó Phốc thay đổi về ngoại hình đặc biệt phần bụng ngày phình to ra, tròn đều và bầu vú sản xuất ra sữa, hồng hào và căng hơn bình thường. Các núm vú dần lộ ra và căng tròn.

Số lượng chó Phốc Sóc sinh sản trong một lần

Chó là động vật đa thai, mỗi lần mang thai có thể từ 2-9 con. Chó Phốc sóc mang thai nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: môi trường sống, chất lượng tinh dịch, giống loài, thời tiết… Hãy nói đến yếu tố giống loài.Chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản

Chó Phốc sóc trung bình một lần sinh chỉ tầm 2-3 cún đôi khi có trường hợp chỉ sinh 1 cún. Tuy nhiên vẫn có trường hợp chó mẹ sinh được 5 cún con trong 1 lần mang thai. Để biết chính xác bé có thai bao nhiêu con. Để chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản chu đáo, đến ngày thứ 40 của thai kỳ, bạn siêu âm cho cún mẹ.

Chó Phốc sóc mang thai trong bao lâu?

Chó Phốc sóc mang thai trong bao lâu?
Chó Phốc sóc mang thai trong bao lâu?

Thông thường quá trình mang thai của chó Phốc sóc sẽ xảy ra trong vòng 63 ngày. Chó Phốc con ra đời vào khoảng 58-70 được coi là bình thường không có gì nguy hiểm cả. 

Nếu chó sinh dưới 58 ngày được coi là sinh non và trên 71 ngày mà chó con chưa ra đời thì được coi là nguy hiểm, khó sinh. Bạn cần đưa bé đến trung tâm thú ý để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản trong giai đoạn ngày thứ 50 của thai kỳ bạn cần chú ý hơn. Bé có thể sẽ sinh sớm, hoặc có những dấu hiệu bất thường cần liên hệ bác sĩ gấp để can thiệp kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng và nhu cầu vận động của Phốc sóc mẹ

Về thức ăn

Bạn hãy lựa chọn những loại thực phẩm sạch, giàu chất dinh dưỡng đặc biệt trong thành phần thực phẩm có lượng lớn Protein và canxi để chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản một cách tốt nhất. 

Chế độ dinh dưỡng cho Phốc sóc mang thai
Chế độ dinh dưỡng cho Phốc sóc mang thai

Protein có thể tìm thấy trong các loại thịt như thịt heo, bò… Ngoài ra bạn có thể bổ sung canxi cho chúng bằng các loại sữa hoặc thuốc canxi vì trong quá trình mang thai, chó mẹ cần nạp lượng lớn canxi để phát triển khung xương cho chó con. Chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản

Nếu không được bổ sung canxi chó con sinh ra sẽ có nguy cơ bị còi xương hoặc chó mẹ trong quá trình mang thai bị tụt canxi huyết dẫn đến nguy hiểm tính mạng chó mẹ và chó con. Bạn cần hạn chế lượng tinh bột chất béo trong quá trình chó Phốc sóc mang thai để chó không bị tăng cân.

Về vận động

Đối với vấn đề vận động cũng rất quan trọng trong quá trình chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản. Bạn nên cho cún cưng tập luyện để có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên trong quá trình mang thai bạn chỉ cho chúng tập những bài tập nhẹ như: đi dạo, chạy nhảy nhẹ nhàng…Tuyệt đối không cho cún hoạt động mạnh như: bơi lội, chạy nhanh, bật cao… sẽ ảnh hưởng tới chó Phốc sóc con.

Dự đoán ngày sinh

Thời gian chó Phốc sóc phối giống, thụ thai, chu kỳ kinh nguyệt bạn nên ghi chép lại để dự đoán ngày sinh chính xác nhất. Dựa vào độ to nhỏ ở bụng mà bạn có thể đoán được chó mẹ mang thai nhiều hay ít con. Chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản

Dự đoán ngày sinh chó Phốc sóc
Dự đoán ngày sinh chó Phốc sóc

Chó Phốc sóc mang thai ít con thường thì thời gian mang thai dài khoảng 64 đến 68 ngày. Nếu mang nhiều con thì khoảng từ 57 đến 60 ngày là chó mẹ có thể sinh con được rồi đấy! Bạn hãy cố gắng dự đoán thật sát sao để chuẩn bị trước tâm lý và những thứ cần thiết cho quá trình chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản.Chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản

Chó Phốc sóc có thể tự sinh con tại nhà mà không cần đưa chúng đến bệnh viện. Đa số chó Phốc sóc đều có thể sinh con tại nhà một cách khỏe mạnh. Nhưng một số trường hợp khẩn cấp gặp khó khăn khi sinh nở thì bạn cần đưa cún tới trung tâm thú y để được hỗ trợ.

Những vật dụng cần chuẩn bị trước khi chó Phốc sinh sản

  • Hãy cho chó Phốc sóc vào một căn phòng kín, nhiệt độ phòng bình thường không quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Tận dụng quần áo cũ, ga trải giường hoặc khăn bông để làm ổ cho chó đẻ.
  • Sử dụng thùng giấy các tông hoặc giường dành cho chó để làm ổ.
  • Nhiệt kế, Kéo, chỉ, găng tay, cồn y tế, số điện thoại của bác sĩ thú y để phòng trường hợp khẩn cấp

Giai đoạn chuyển dạ và sinh con của Phốc Sóc

Giai đoạn chuyển dạ của Phốc sóc
Giai đoạn chuyển dạ của Phốc sóc

Giai đoạn 1: Chuyển dạ ở chó Phốc Sóc

Ở giai đoạn này, cổ tử cung của chó sẽ giãn ra, những con đau bắt đầu ập đến. Lúc này chó Phốc sóc cảm thấy đau đớn quằn quại tại phần bụng dưới. Cún sẽ có những biểu hiện như: cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, run lẩy bẩy, thở hổn hển và kêu la. Ngay lúc này bạn không nên cho chó Phốc sóc ăn vì cún có thể nôn mửa. Chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản

Nếu bạn phát hiện cún có những dấu hiệu trên bạn hãy đặt cún vào thùng các tông hoặc giường cho cún đã chuẩn bị trước để chờ sinh. Thời gian chuyển dạ bắt đầu từ 6 đến 8 tiếng trước khi các bé cún con ra đời. Hãy giữ một không gian xung quanh yên tĩnh để cho chó Phốc sóc mẹ có một tâm trạng thoải mái nhất.Chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản

Giai đoạn 2: Đỡ đẻ cho chó Phốc Sóc

Sau khi giai đoạn chuyển dạ đã qua, khoảng 15 đến 30 phút các chú cún Phốc sóc con sẽ lần lượt ra đời. Mỗi một chú cún con được sinh ra sẽ bao bọc xung quanh một túi nước ối. Chó Phốc sóc mẹ sẽ là người có nhiệm vụ cắn xé những túi nước ối đó sau đó gặm đứt dây rốn và dùng lưỡi liếm sạch cơ thể cún con. Nếu bạn thấy chó mẹ liếm láp thô bạo cũng đừng lo lắng, chó mẹ chỉ giúp chó con hô hấp dễ hơn thôi.

3 Giai đoạn sinh sản của Phốc sóc
3 Giai đoạn sinh sản của Phốc sóc

Trường hợp thai bị ngược (chân cún ra trước mà không phải đầu) khiến cún con bị ngạt thở nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này bạn cần hỗ trợ chó mẹ bằng cách chỉnh lại tư thế thuận và dùng một lực nhẹ nhàng kéo chó con ra ngoài càng nhanh. Hãy làm thật nhẹ nhàng vì cún con mới sinh rất yếu ớt và dễ bị tổn thương.

Giai đoạn 3: Sau sinh ở chó Phốc Sóc

Sau khi những chú cún con được ra đời, tử cung chó mẹ sẽ co bóp, đẩy hết tất cả máu, nhau thai và dịch lỏng ra ngoài. Nếu bạn thấy chó mẹ ăn nhau thai thì đừng lo lắng. Đây chỉ là tập tính tự nhiên của loài chó. Hoàn toàn an toàn mà không nguy hại gì cả.

Sau thi những thứ trong tử cung đẩy ra hết tức là giai đoạn sinh con đã kết thúc, bạn hãy chủ động dọn dẹp và vệ sinh ổ. Ổ chó đẻ cần được vệ sinh và thay mới. Nhiệt độ phòng phải ổn định. Sau khi đã dọn dẹp ổn định bạn hãy đặt chó mẹ và cún con lại gần nhau để cún con được tận hưởng dòng sữa mẹ.

Khi nào thì nên can thiệp đẻ mổ?

Khi nào cần can thiệp đẻ mổ?
Khi nào cần can thiệp đẻ mổ?

Nếu cún gặp những trường hợp sau đây bạn nên đưa cún đến cơ sở thú y để được can thiệp mổ đẻ:

  • Mang thai quá 71 ngày không có biểu hiện của chuyển dạ.
  • Trong quá trình sinh con chó mẹ bị ngất không có phản ứng.
  • Có máu và nước ối chảy ra bất thường trong quá trình chuyển dạ.
  • Quá trình sinh con kéo dài hơn 4 tiếng nhưng không thấy chó con ra đời. 

Cắt dây rốn đúng cách?

Trường hợp chó Phốc sóc mẹ kiệt sức sau sinh không thể tự cắn dây rốn. Bạn sẽ là người giúp cún làm chuyện này. Đầu tiên hãy chuẩn bị chỉ y tế, kéo y tế đã được sát khuẩn tuyệt đối. 

Sau đó buộc dây rốn lại bằng chỉ y tế và cắt dây rốn cho cún. Sử dụng khăn hoặc bông gòn lau sạch cơ thể cún. Cuối cùng bạn hãy dùng một chiếc xi lanh hoặc ống hút nhỏ nhẹ nhàng hút chất dịch lỏng khỏi mũi và miệng của cún con.

Chăm sóc chó Phốc sóc mẹ và con sau sinh

Chăm sóc chó Phốc sóc mẹ và con sau sinh
Chăm sóc chó Phốc sóc mẹ và con sau sinh

Chó Phốc sóc mẹ sau khi sinh con sẽ bị rụng lông khá nhiều và bộ lông sẽ trở nên thưa thớt hơn. Bời vì chó Phốc sóc mẹ đang trong giai đoạn thay lông sau sinh. Chó Phốc sóc mẹ sẽ cần vài tháng để bộ lông mọc lại như cũ. Bạn nên chải lông cho chó mẹ thường xuyên để giảm thiểu vấn đề rụng lông bừa bãi.

Chó Phốc sóc con mới sinh cần được bú sữa mẹ từ khi mới sinh đến 6 tuần đầu. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của chó Phốc sóc con. Trường hợp chó mẹ không đủ sữa bạn nên bổ sung thêm sữa bằng cách cho cún con bú bình.

Một số lưu ý khi chăm sóc Phốc sóc sinh sản

Chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản cần lưu ý những điều sau

  • Khi chó Phốc sóc mẹ sắp sinh, bạn hãy theo dõi chú chó 24/7 để đề phòng chó mẹ đẻ con ở những nơi kín mà bạn không hề hay biết.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ chỗ ở của chó trong quá trình sinh con và sau sinh.
  • Nếu chó Phốc sóc mẹ có những dấu hiệu nào nguy hiểm trong quá trình mang thai bạn hãy đưa chó đến cơ sở thú y để được chữa trị kịp thời
  • Trong 6 tuần đầu tiên bạn không nên cho chó con ăn những thức ăn ngoài quá sớm

Qua bài viết Petwiki mong rằng với những thông tin trên có thể giúp bạn biết cách chăm sóc chó Phốc sóc sinh sản. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng mình. Hãy theo dõi Petwiki để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác về thú cưng nhé.

Bài Viết Mới

Bài Viết Liên Quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here