spot_img

Hướng dẫn cách tắm cho chó Poodle với 3 bước đơn giản

Chó Poodle sở hữu bộ lông dày và xoăn tít. Bộ lông tôn lên vẻ đẹp và sự đáng yêu của em ấy. Nhưng nếu bộ lông ấy có bụi bẩn mồ hôi và tiềm ẩn nhiều ký sinh trùng bên trong sẽ gây hại cho boss. Việc tắm rửa rất cần thiết để đảm bảo vệ sinh, sức khỏe cho Poodle. Bạn đã biết cách tắm cho chó Poodle của mình chưa? Nếu chưa hãy theo dõi bài viết này, Petwiki sẽ bật mí cho bạn về cách tắm cho cún yêu của mình.

Có nên tắm cho chó Poodle thường xuyên?

Chó Poodle có hôi không? Loài chó Poodle có bộ lông rậm rạp, dễ bị bụi bẩn bám vào, và có cả ký sinh trùng đeo bám. Những chú Poodle tinh nghịch thường hay chạy nhảy, nô đùa nên dễ dàng gặp các vấn đề về bụi bẩn, chính vì thế dễ bốc mùi hôi,… Cách tắm cho chó Poodle

Có nên tắm cho Poodle thường xuyên?
Có nên tắm cho Poodle thường xuyên?

Vì vậy, các sen nên tắm rửa cho em ấy thường xuyên để Poodle có bộ lông sạch sẽ, mịn màng, thơm tho hơn. Tắm gội giúp loại bỏ những bụi bẩn đeo bám trên lông chúng và phòng tránh những căn bệnh như: bọ chét, ghẻ, rận,… Áp dụng đúng cách tắm cho chó Poodle bên dưới để giúp cún yêu luôn thơm tho.

Xem thêm: Tỉa lông cho chó Poodle cần lưu ý gì?

Thời điểm tắm cho Poodle

Chó Poodle tắm mấy lần một tuần?

Việc tắm giúp cho các em Poodle để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và các ký sinh trùng gây hại là biện pháp cần thiết để chăm sóc lông, da và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng tắm cho chúng, để đảm bảo sức khỏe và tránh Poodle bị cảm chỉ nên tắm 1-2 lần/tuần.

Vào thời tiết mùa hè oi bức, hãy tắm cho Poodle 1-2 lần/tuần để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ và giải nhiệt cơ thể làm chú chó của bạn thoải mái hơn. Thời tiết mùa đông thì nên hạn chế số lần tắm tránh làm Poodle bị mắc bệnh cảm lạnh vì chó Poodle chịu lạnh rất kém. Cách tắm cho chó Poodle khi trời trở lạnh là 1-2 lần/ tháng

Khi nào không nên tắm cho Poodle?

Chúng ta đã biết thời điểm nên tắm cho Poodle như trên. Tuy nhiên một số trường hợp, tắm cho Poodle gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cún. Dưới đây là một số trường hợp không nên tắm cho Poodle:

Khi nào không nên tắm cho Poodle
Khi nào không nên tắm cho Poodle
  • Vào mùa đông lạnh giá nhiệt độ thấp, tắm cho Poodle sẽ dẫn đến chó bị cảm lạnh.
  • Khi Poodle bị sốt, cảm… không nên tắm vì tắm có thể dẫn đến bệnh nặng hơn.
  • Cún con đang trong thời kỳ bú sữa mẹ không áp dụng cách tắm cho chó Poodle thông thường
  • Chó Poodle chạy nhảy hoạt động mạnh không nên tắm ngay để tránh bị sốc.
  • Chó bị vết thương hở ngoài da không nên tắm vì có thể bị nhiễm trùng vết thương.
  • Chó Poodle mẹ vừa mới sinh con.
  • Chó Poodle cái trong thời kỳ động dục giao phối, tắm sẽ giảm mùi hương đặc trưng thu hút chó Poodle đực.

Hướng dẫn cách tắm cho chó Poodle

Trước khi tắm

Cần chuẩn bị phòng tắm thật kín gió, nếu phòng tắm có cửa sổ thì hãy đóng lại nhé. Chuẩn bị nước tắm cho Poodle, nước không quá nóng cũng không quá lạnh. Đặc biệt vào mùa đông thì Poodle nên được tắm bằng nước nóng. Chuẩn bị dụng cụ như sữa tắm chuyên dụng, máy sấy, khăn lau, bông tai, lược,…

Trong khi tắm

Cách tắm cho chó Poodle đơn giản qua các bước sau

Các bước tắm cho Poodle
Các bước tắm cho Poodle

Bước 1: Làm ướt bộ lông cún bằng nước ấm. Lúc này bạn chỉ nên cho nước thấm ướt từ cổ xuống, không nên dội thẳng vào đầu cún. 

Bước 2: Lấy một ít sữa tắm ra lòng bàn tay xoa đều rồi massage nhẹ nhàng để loại bỏ các bụi bẩn, ký sinh trùng trên người cún. Khi đã sạch sẽ thì xả nước để trôi đi hết bọt tắm. 

Bước 3: Có thể dùng thêm dầu xả để giúp bộ lông thêm mềm mượt. Bạn thoa rồi ủ tầm 2-3 phút rồi sau đó xả lại với nước.  

Sau khi tắm

Tắm xong hãy cho Poodle đến nơi khô ráo thoáng mát. Lấy khăn mềm lau và sấy khô chó cún. Sấy khô xong thì lấy lược chải để gỡ những phần rối của lông để giúp lông trong mềm mượt hơn. Các bạn muốn lông của  em Poodle nhà mình thêm óng ả thì dùng thêm dưỡng ẩm.

Một số lưu ý khi tắm cho Poodle

  • Sau khi tắm xong bạn thấy Poodle có dấu hiệu lạ: nằm bất động hoặc nôn mửa, đi không vững,… thi thì hãy gọi ngay cho bác sĩ nhé. Có thể bé đã bị nhiễm lạnh.
  • Không được để sữa tắm dính vào mắt của bé. Nếu tình trạng này xảy ra hãy rửa nhanh bằng nước sạch. Sau đó dùng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng để hạn chế tổn thương cho cún.
  • Nếu em Poodle nhà bạn bị nấm ghẻ trên da thì cần tắm gội thường xuyên. Cách tắm cho chó Poodle bị nấm ghẻ là cạo sạch lông phần da bị bệnh. Rồi dùng miếng dán che lại, sau đó tắm như thông thường. 
  • Chó Poodle con lần đầu tắm thì sẽ có cảm giác hoảng loạn và muốn chạy trốn. Bạn hãy vỗ về bé và tắm thật nhẹ nhàng để bé quen dần, những lần tắm sau sẽ thuận lợi hơn nhiều.

Xem thêm: Nên làm gì khi Poodle bị bạc lông?

Sữa tắm cho Poodle

Nắm chắc cách tắm cho chó Poodle thôi chưa đủ, chúng ta còn phải quan tâm đến sữa tắm phù hợp cho bé nữa. Vì Poodle có nhiều màu lông khác nhau và có thể bị bạc lông nếu dùng sai sữa tắm. Một số gợi ý giúp bạn chọn sữa tắm cho Poodle:

Sữa tắm cho Poodle
Sữa tắm cho Poodle

Sữa tắm SOS

Đây là sản phẩm rất phổ biến dành cho thú cưng. Được chiết xuất từ thiên nhiên nên khá an toàn cho sức khỏe của Poodle. Sữa tắm SOS có hương thơm dịu nhẹ, không gây kích ứng da, ít bọt, không gây bạc màu. Hương thơm lưu lại khoảng 4-5 ngày. Công dụng của sữa tắm này là kháng khuẩn, chống rận rất tốt. 

Sữa tắm Joyce & Dolls Jasmine 

Sản phẩm này rất nổi tiếng và được nhiều người tin dùng cho thú cưng. Mang trong mình mùi hương thơm rất dịu nhẹ. Chú chó Poodle có thể lưu lại hương thơm từ 7-8 ngày. Sữa tắm hoàn toàn không gây kích ứng da, khô da, và dưỡng ẩm rất tốt. 

Sữa tắm Trixie

Sữa tắm này an toàn nhất so với những loại khác. Được chiết xuất từ thiên nhiên 100%. Công dụng của loại sữa tắm này là chống ký sinh trùng, ngăn ngừa vi khuẩn, giúp cho bộ lông thêm mượt mà, khỏe mạnh. Loại này giữ mùi không được tốt nhưng đồng thời mùi hương cũng rất dịu nhẹ, thơm mát. 

Mỗi loại sữa tắm đều có hương thơm và công dụng khác nhau, đều được đánh giá cao trên thị trường. Bạn hãy tìm hiểu kỹ và lựa chọn loại sữa tắm phù hợp cho em cún nhà mình nhé!

Lời kết 

Bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách tắm cho chó Poodle đơn giản nhất. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc dế yêu của bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hãy theo dõi Petwiki để cập nhật nhiều thông tin thú vị và bổ ích khác nhé!

Bài Viết Mới

Bài Viết Liên Quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here