Chắc hẳn ai khi nuôi thú cưng cũng sẽ không còn lạ gì bệnh viêm da ở chó – đây là một căn bệnh khá phổ biến trên chó. Dùng thuốc trị viêm da ở chó là phương pháp mà nhiều người đã nghĩ đến mỗi khi thú cưng của mình mắc các bệnh về da. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thuốc một cách bừa bãi và không có sự hướng dẫn từ các bác sĩ thú y thì bệnh không những không thuyên giảm mà còn làm ảnh hưởng rất xấu tới vật nuôi của mình. Petwiki sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về bệnh viêm da ở chó qua bài viết này nhé.
Giới thiệu về bệnh viêm da ở chó

Bệnh viêm da ở chó là gì? Bệnh viêm da ở chó là bệnh về da hay gặp khiến cho cún cưng của bạn bị ngứa ngáy, khó chịu. Vùng da bị viêm được bao phủ bên trong các mảng da màu đỏ khi bệnh tiến triển nặng thì sẽ có xuất hiện các tổn thương hoặc vết loét. Thực tế, bệnh viêm da ở chó diễn ra rất phổ biến đối với tất cả các giống chó và ở nhiều lứa tuổi của chó.
Hiện nay, người ta phát hiện ra nhiều loại viêm da ở chó khác nhau như: viêm da dị ứng, viêm da sarcoptic và các viêm da điểm nóng… Bạn cần phải biết được chú cún nhà mình bị mắc loại viêm da nào để có thể lựa chọn được phương pháp điều trị tốt nhất, hiệu quả nhất.
Bệnh viêm da ở chó thường bắt đầu từ những dấu hiệu cún cưng ngứa và gãi. Các mảng ngứa đôi khi xuất hiện không đều ở từng bộ phận khác nhau hay xuất hiện tràn lan trên cơ thể. Những chú chó bị viêm da kéo dài có thể xuất hiện những vết sưng tấy và đau hoặc có thể hôi và mủ ở xung quanh vết thương. Thời điểm cún hay bị mắc bệnh viêm da nhất là cún từ 3 tháng đến 6 tuổi.
Một số loại viêm da ở chó thường gặp và dấu hiệu nhận biết

Viêm da tiếp xúc
Cũng giống như tên gọi, viêm da tiếp xúc xảy ra là do việc tiếp xúc của cún cưng với các chất gây kích ứng. Ví dụ, chú cún bị mẩn ngứa do tiếp xúc với phấn hoa. Thì rất có thể chú chó của bạn đã bị viêm da do những chất có trong phấn hoa.
Viêm da dị ứng trầy xước
Chó là một loài động vật rất hiếu động chúng yêu thích được chạy nhảy vui chơi, trêu đùa nhau. Nhưng việc này lại chính là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm da ở chó. Trong quá trình hoạt động một chất gây dị ứng có trong môi trường sinh hoạt của chúng nhưng nó có thể điểm tiếp xúc trực tiếp với da giống như viêm da tiếp xúc mà cũng có thể gây dị ứng thông qua đường tiêu hóa (do cún liếm trúng chất gây dị ứng) hay đường hô hấp hít phải,…Bạn cần phải xác định được chất gây dị ứng đó là gì và loại bỏ nó khỏi môi trường sống của cún.
Acral Lick viêm da
Acral là một thuật ngữ thường được sử dụng để nói về những chú chó bị mắc loại viêm da này. Chúng thường có biểu hiện liếm quá nhiều một vùng trên chân, đuôi hay bụng. Loại viêm da này thường bắt nguồn từ một trong một số loại viêm da khác như viêm da dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc hay đau khớp, căng thẳng…
Lúc này, cún sẽ nghĩ việc liếm da là một trò để giúp chúng đỡ ngứa, giải trí. Bạn nên ngăn chặn chó cưng liếm vào những vùng bị viêm có thể thông qua việc nhắc nhở liên tục hay đeo loa.
Viêm da dị ứng do bọ chét

Viêm da dị ứng do bọ chét thường xảy ra ở những chú chó có nhiều bọ chét. Loại viêm da này không phải do bị bọ chét cắn nhiều mà là do nước bọt bọ chét gây ra các phản ứng bất lợi. Loại viêm da này sẽ gây ngứa mạnh mẽ dẫn đến xuất hiện các điểm nóng.
Mange Sarcoptic – viêm da ở chó
Nguyên nhân gây da loại viêm da này là do loài ve Sarcoptic. Viêm da Mange sarcoptic gây cho cún cưng cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Những vùng thường xuyên bị viêm da Mange sarcoptic là bụng, tai, chân và ngực.
Viêm da điểm nóng Pyo Traumatic
Viêm da điểm nóng Pyo Traumatic thường xảy ra khi chó liên tục liếm, cắn và cào da khiến da không thể lành lại được. Điều này diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến sự phát triển của các loài vi khuẩn kế phát lúc này điểm nóng sẽ phát triển do phản ứng của cơ thể để trống lại các loài vi khuẩn đó. Một số dấu hiệu nhận biết viêm da điểm nóng bao gồm cún bị rụng lông, da đỏ và viêm, nếu nặng thì cũng có khả năng xuất hiện các vết loét mủ.
Viêm da ở chó do nấm Malassezia
Malassezia là một loại nấm men vô hại cư trú thường xuyên trên da chó cưng của bạn. Bệnh viêm da do nấm xảy ra khi số lượng nấm vượt quá số lượng cho phép hoặc sức đề kháng trên da của chú chó bị suy giảm khiến nấm có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.
Những chú chó nào có nguy cơ bị mắc bệnh viêm da?
Bệnh viêm da thường xảy ra ở những chú chó từ 1 đến 3 tuổi và cả những chú chó già. Bệnh cũng có khả năng di truyền và thường xuyên xảy ra ở một số dòng chó hay những chú chó bị dị ứng khi tiếp xúc với chất gây dị ứng và có sự hiện diện của các loài ký sinh trùng.
Cách thức lây truyền của bệnh viêm da ở chó

Bệnh viêm da ở chó thường lây truyền theo các cách thức dưới đây:
- Lây từ mẹ sang con trong quá trình cún con bú sữa
- Lây từ con bị bệnh sang con không bị bệnh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp
- Lây truyền gián tiếp thông qua môi trường và các dụng cụ như máng nước, bát cơm…
Hướng dẫn cách chẩn đoán bệnh viêm da ở chó
Các bác sĩ thú y thường chẩn đoán bệnh viêm da thông qua các triệu chứng lâm sàng như ngứa, vảy gầu, vết loét, mủ, mùi hôi…
Hay các phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng khác như: lấy mẫu soi, xét nghiệm dị ứng huyết thanh…
Bật mí cách làm dịu da hỗ trợ giảm đau do bệnh viêm da gây ra
Mỗi loại viêm da ở chó khác nhau đều có cách điều trị khác nhau. Việc đầu tiên ta cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh là gì. Tuy nhiên quá trình này có thể gây mất thời gian, trong khi đó, chú cún của bạn sẽ cảm thấy rất ngứa ngáy, cần được hỗ trợ để xoa dịu bớt sự khó chịu do viêm da gây ra.

Các bạn cần làm dịu da và chữa lành vết thương đối với các vết thương như sau:
- Vết thương, vết cắt, vết bỏng: Làm sạch và băng bó lại bằng gạc sục
- Kích ứng da, phát ban: bôi thuốc làm giảm ngứa
- Điểm nóng: chườm lạnh cho chúng
- Nhiễm nấm men và nấm: Bôi thuốc trị nấm men và kết hợp tắm bằng lá chát
- Triệu chứng dị ứng: Tùy vào từng triệu chứng dị ứng mà có cách hỗ trợ khác nhau
- Nhiễm khuẩn: Sử dụng kháng sinh phù hợp
Chi tiết về cách điều trị bệnh viêm da ở chó
Để điều trị được dứt điểm căn bệnh viêm da ở chó, việc đầu tiên bạn cần làm phải xác định được nguyên nhân gây bệnh cho chó và loại bỏ nguyên nhân đó đi khỏi môi trường sống của chú cún.
Kiểm tra kĩ lông của chú cún để biết được trên lông có các loại ký sinh trùng ẩn trong lông chó như ve rận, bọ chét, gàu… hay không. Bạn cần phải tiêu diệt tất cả các loại ký sinh trùng hút máu, gây hại cho cún ra khỏi cơ thể của chúng.

Trong trường hợp bạn kiểm tra lông mà không thấy các loại ngoại ký sinh sống ẩn nấm trong lông chó tuy nhiên da của chó vẫn xuất hiện các nốt sần sùi. Lúc này bạn cần cạo sạch lông ở vùng bị viêm da. Sau đó, tiến hành sử dụng bông có thấm thuốc sát trùng (Iod, Cồn 700, Oxy già) để vệ sinh sạch sẽ mủ ở vết thương.
Chú ý bạn chỉ nên lau từng đám da nhỏ đã bị viêm nhiễm chứ không nên đổ thuốc sát trùng bôi lên khắp các vùng da không bị viêm vì điều này có thể làm vết mủ lây lan ra rộng hơn. Bên cạnh đó, da chó cũng có thể bị nóng, bỏng hay thậm trí là ngộ độc thuốc sát trùng.
Hãy ra tiệm thuốc thú y để tìm mua loại thuốc Vimectin 0,1% hay Bivermectin 0,1%. Sau đó, bạn tiêm cho chó với liều lượng đã in sẵn trên bao bì của thuốc.
Đối với các giống chó nhạy cảm với thuốc Bivermectin như: Collie, Australian Sheepdog, Bobtail, Shetland Sheepdog, Whippet lông dài thì bạn không sử dụng mà hãy tìm phương pháp khác.
Song song với việc điều trị, bạn cần sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ như: bio-vitamin AD3E, Bio-metasal hoặc ADE.B complex 1ml/10kg cho cún để chúng tăng cường miễn dịch và mau lành bệnh.
Phòng bệnh viêm da ở chó như thế nào?
- Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực sinh hoạt của cún cưng
Bạn nên thường xuyên thay, giặt ổ, nơi ngủ của cún cưng. Khu vực chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát để vi khuẩn không có cơ hội phát triển gây bệnh
- Vệ sinh thân thể cho chó thường xuyên
Hãy thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, chải lông liên tục cho cún bằng những sản phẩm chuyên dụng (sữa tắm dành cho chó, lược chải lông chó…) để hạn chế các loại vi khuẩn kí sinh trên da và lông cún. Đồng thời bạn cần sử dụng các thuốc trị ve rận hàng năm.

- Sử dụng sữa tắm chuyên dụng dành cho cún
Nhiều gia đình có suy nghĩ rằng da cún giống da người nên thường xuyên tắm cho chúng bằng các sản phẩm sữa tắm, dầu gội cho người hoặc sử dụng cả bột giặt, nước rửa bát. Hành động này chính là một trong rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm da ở chó.
- Thường xuyên chải lông cho cún
Chải lông cho cún là một cách để bạn loại bỏ các bụi bẩn có dính trên lông cún tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho chúng. Bên cạnh đó, chải lông cũng sẽ giúp cún cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
- Để ý đến chế độ dinh dưỡng của chú cún
Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng cho cún cưng về chế độ ăn vì khi cún có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì cún sẽ khỏe mạnh, các tác nhân gây bệnh sẽ không còn cơ hội xâm nhập và gây bệnh cho cún nữa.
Bài viết này đã đưa ra một số nguyên nhân, biểu hiện, cách chẩn đoán cũng như các điều trị, phòng bệnh viêm da ở chó cưng. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc những chú cún cưng đáng yêu của mình. Cảm ơn các bạn đã chú ý và theo dõi bài viết của Petwiki.