Khi nuôi một bé Husky bạn không chỉ lưu ý cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng thế nào? Mà bạn còn phải thường xuyên quan tâm đến tình hình sức khỏe. Vì Husky sống tại Việt Nam đã phải chịu sự khắc nghiệt về thời tiết. Cho nên bé sẽ dễ bị bệnh, nếu bạn không kịp thời phòng ngừa và chữa trị sẽ làm cho tình trạng nghiêm trọng. Dưới đây là 8 bệnh thường gặp ở chó Husky mà người nuôi cần biết và phòng ngừa đúng cách.
8 bệnh thường gặp ở chó Husky mà người nuôi cần chú ý
Trước tiên để nuôi bất kỳ giống chó nào thì người nuôi phải hiểu rõ về đặc điểm của chúng.

1. Bị rụng lông ở Husky
Biểu hiện
Husky bị rụng lông nhiều bất thường trong thời gian dài. Lông không mọc lại kịp và lộ những mảng da trống. Nguy hiểm hơn là cún sẽ gãi lên mảng da gây lở loét.

Cách chữa trị
Bạn nên đưa chúng tới ngay cơ sở thú y để kiểm tra và chữa trị. Người nuôi không nên tự ý chữa trị nếu không có kiến thức về thú y. Điều này dễ làm cho bệnh tình của cún trở nên nặng hơn.
Cách phòng ngừa bệnh rụng lông
Sen không nên tắm cho Husky quá nhiều lần (1 lần/tháng) sẽ gây hại cho da. Husky Ngáo là loài chó có thể tự vệ sinh sạch cơ thể. Vì thế bạn chỉ nên chải lông cho chúng mỗi tuần là được
2. Bệnh loạn sản xương hông
Bệnh loạn sản xương hông (dị sản xương hông) có thể thấy bằng mắt ở chó Husky 2 năm đầu. Đây là bệnh thường gặp ở chó Husky do di truyền, vì thế trước khi mua chó Husky con thì nên cho bé xét nghiệm bệnh này. Đồng thời, sen nên chọn nơi uy tín để biết được nguồn gốc của đời bố mẹ. Nguyên nhân còn lại là do cún tăng cân đột ngột, gây áp lực lớn cho khung xương.

Biểu hiện của bệnh
- Loạn sản xương hông thường phát khi cún khoảng 2 – 24 tháng tuổi.
- Husky đi lại khập khiễng và gặp khó khăn khi đứng dậy.
- Hai chi sau chụm lại thiếu tự nhiên. Đồng thời tăng cơ ở hai bắp vai do dồn trọng lượng cơ thể về trước.
- Husky là loài chó tăng động, nhưng khi mắc bệnh này cún sẽ không thích việc chạy nhảy nữa,…
Cách chữa trị
Khi phát hiện cún có những dấu hiệu trên, sen hãy đưa bé đi thú y ngay. Tại đây bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu và chụp X-quang để xác định tình trạng bệnh.
- Đối với nguyên nhân loạn xương hông do thừa cân thì bác sĩ sẽ cho cún uống thuốc chống viêm và thuốc giảm đau. Phần còn lại là sen hãy cho cún giảm cân với chế độ ăn uống lành mạnh. Khi Husky không cảm thấy đau thì có thể cho chúng tập luyện nhẹ nhàng.
- Đối với trường hợp do di truyền thì người nuôi có thể cho cún phẫu thuật FHO (Femoral Head Osteotomy). Đây là thủ thuật giúp loại bỏ phần sụn xương bao quanh khớp.
Cách phòng ngừa bệnh
- Khi mua chó Husky con sen nên tìm đến địa chỉ uy tín. Đồng thời có thể làm xét nghiệm xem cún có mang mầm bệnh không.
- Trong quá trình nuôi bạn nên lưu ý chế độ dinh dưỡng cân đối và phù hợp cho Husky. Chú ý cho cún luyện tập điều độ và tránh bị tăng cân hay béo phì đột ngột.
3. Husky dễ bị bệnh cảm
Bệnh cảm thường là một trong các bệnh của chó Husky. Bệnh này thường xảy ra khi chúng thay đổi môi trường sống từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Ngoài ra cũng có thể là do chủ chăm sóc và nuôi chó Husky không chu đáo.

Biểu hiện của bệnh cảm
Khi chó bị cảm lạnh sẽ trông yếu ớt, mệt mỏi. Đây cũng là nguyên nhân làm chó Husky không chịu ăn uống. Ngoài ra thân nhiệt của cún sẽ cao hơn bình thường rất nhiều.
Cách chữa trị
- Nếu phát hiện Husky bị cảm lạnh, các sen nên sử dụng mọi thứ cần thiết để Husky ấm dần như: Thuốc hạ sốt dành cho chó, khăn ấm,…
- Lúc này tránh cho Husky tắm bằng nước lạnh vì sức đề kháng đang yếu. Đồng thời khi tắm nước lạnh thì khả năng phòng bệnh của niêm mạc đường hô hấp sẽ bị yếu. Các vi khuẩn gây bệnh lại sinh sôi nhiều thêm khiến bệnh của cún càng trở nặng
Cách phòng ngừa bệnh cho cún
- Không nên cho Husky thường xuyên tắm nước lạnh. Nếu có tắm thì sen hãy nhớ lau và sấy khô lông cho chó.
- Tránh dắt cún đi dạo khi trời nắng nóng hơn 32 độ, điều này dễ gây sốc nhiệt cho cún và dẫn tới bệnh cảm cúm.
4. Bệnh giun đũa
Giun đũa là bệnh thường gặp ở chó Husky thông qua đường ăn uống. Giun ký sinh trong dạ dày và ruột non ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát triển của cún. Hơn hết giun trưởng thành ký sinh vào ruột gây tắc ruột, thủng ruột dẫn đến trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Biểu hiện của bệnh giun đũa
- Bụng Husky to ra bất thường dù không mang thai, hoặc Husky là con đực. Ngược lại thì thân thể của cún gầy hơn thấy rõ.
- Cún biếng ăn, nôn mửa và táo bón.
Cách chữa trị
- Khi phát hiện Husky có những dấu hiệu trên người nuôi hãy dẫn chúng đến thú y. Tại đây bác sĩ sẽ xét nghiệm phân và chẩn đoán bệnh.
- Nếu do giun đũa ký sinh thì bác sĩ sẽ đưa đơn thuốc và tiến hành sổ giun cho cún của bạn.
Cách phòng ngừa bệnh giun đũa
- Bệnh này có thể phòng bằng cách cho chó Husky khám và sổ giun định kỳ. Đối với chó Husky con thì khám một tháng/lần, Husky trưởng thành 3 tháng/lần. Khi phát hiện có giun thì lập tức sổ giun để đảm bảo hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
- Đặc biệt do Husky chưa thích nghi hoàn toàn với khí hậu Việt Nam thì người nuôi không nên cho cún ăn thực phẩm sống. Vì sức đề kháng của cún rất yếu và sán giun thì vẫn còn ký sinh nhiều trên đồ ăn sống.
5. Bệnh dại
Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với loài chó nói chung và cả người nếu bị cắn.

Biểu hiện của bệnh dại
- Chó hay trốn vào khu vực hoặc góc tối, rất ít lại gần chủ hoặc vồn vã với chủ thái quá.
- Husky hay cắn bậy dù không bị trêu chọc.
- Tiết nước bọt nhiều hoặc sùi bọt mép.
- Chán ăn hoặc ăn những vật khác thường như móng tay, cây gỗ.
- Đến thời kỳ điên cuồng chó dễ kích động, cắn sủa người lạ dữ dội.
- Cún hay đi đi lại lại không có chủ đích. Chỉ cần nghe tiếng động nhỏ cũng giật mình, sủa điên cuồng,…
- Chó bỏ ăn, sốt cao, mắt đỏ ngầu và giãn đồng tử,…
- Ngoài ra khi mắc bệnh thể dại câm thì chó không có hiện tượng điên cuồng như trên. Chúng chỉ buồn rầu, nằm một chỗ, nước dãi nhỏ ròng và hay gầm gừ trong họng.
Cách chữa trị
- Khi phát hiện cún có những dấu hiệu trên thì nên đưa đến bác sĩ thú y để được cách ly.
- Hiện nay việc điều trị bệnh dại ở chó rất tốn kém và hầu như là không thể điều trị hết được.
Cách phòng ngừa
Cách tốt nhất để phòng ngừa là nên cho Husky đến các cơ sở thú y để tiêm phòng và kiểm tra định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
6. Bị bệnh bọ chét ký sinh
Việc bị bọ chét ký sinh làm cho da của Husky bị ảnh hưởng nghiêm trọng như: Ngứa, viêm da, lở loét,… Đặc biệt bệnh này có khả năng lây nhiễm cao.

Biểu hiện cho thấy Husky bị bọ chét ký sinh
- Chó hay tự cắn và gãi lên da đến khi chảy máu.
- Chó sụt cân và gầy đi trông thấy.
- Có vết máu xung quanh nơi chó ngủ.
- Người nuôi có thể vạch lông của cún và tìm ra bọ chét đang bám trên vật nuôi.
Cách chữa trị
- Nếu người nuôi không có kinh nghiệm diệt bọ chét thì hãy đưa cún tới thú y để được chữa trị.
- Dùng dầu tắm có thể diệt bọ chét để tắm cho cún.
- Dùng thuốc trị bọ chét theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cách phòng tránh
- Sen nên nhớ vệ sinh khu vực ngủ nghỉ của cún thường xuyên nhé!
- Có thể tham khảo và đeo vòng cổ diệt bọ chét cho Husky.
- Mỗi tuần chải lông cho cún một lần và quan sát xem có bọ chét ký sinh hay không.
7. Các bệnh về mắt ở Husky

Ba bệnh về mắt thường xảy ra với chó Husky là:
Bệnh đục thuỷ tinh thể
Mắt của chó bị mờ, nhìn không rõ các vật thể xung quanh. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác của Husky. Đục thuỷ tinh thể thường do di truyền hoặc do tuổi tác lớn. Bệnh này có thể dẫn đến mù lòa. Nên các sen khi nuôi Husky cần chú ý đến vấn đề này nhé.
Chứng loạn dưỡng giác mạc
Bệnh này thường xuất hiện ở những chú chó khoảng 4 tuổi đời. Nguyên nhân xuất hiện là do dị khoán chất trắng đục (Cholesterol hoặc Canxi) bị lắng đọng trong giác mạc. Đây là bệnh không viêm. Sự phát triển và hình dạng xuất hiện của các khu vực loạn giác khác nhau. Chứng này ít gây ảnh hưởng đến tầm nhìn và cũng không gây mù.
Teo võng mạc
Bệnh này ảnh hưởng đến các thụ thể ánh sáng trên võng mạc. Đây là căn bệnh di truyền, là một dạng thoái hoá về mắt và dẫn đến mù lòa nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy nên người nuôi hãy nhớ kiểm tra định kỳ cho Husky để tránh tình trạng bệnh trở nặng
8. Những bệnh về đường tiêu hóa mà Husky dễ mắc phải
Chó Husky bị mắc bệnh này thường do ăn phải thức ăn, nước uống ôi thiu, nhiễm độc. Cũng có thể do bị bỏ đói quá lâu hay ăn quá no dẫn đến quá tải khi tiêu hoá.
Bệnh liên quan đến thực quản
- Một số bệnh về thực quản như: Giãn thực quản, siêu thực quản vô căn và hẹp thực quản.
- Bệnh này thường do trào ngược dạ dày hoặc nôn mửa lâu ngày gây ra. Ngoài ra còn do cún hóc phải dị vật.
- Cách điều trị: Cho cún uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Bệnh về đường ruột

- Thời gian phát bệnh thường từ 2-5 ngày. Chó ốm sẽ có biểu hiện nằm một chỗ, khó chịu vùng bụng, phân và nước tiểu lẫn tạp chất.
- Bạn nên cho cún ngừng ăn trong 24h để theo dõi. Sau đó hãy bổ sung các món an toàn như canh rau, cháo để Husky dễ tiêu hoá. Cuối cùng, tham khảo ý kiến bác sĩ để cho cún uống thuốc phù hợp.
- Sen có thể phòng bệnh đường tiêu hoá cho Husky bằng cách cho ăn đủ và đúng bữa.
- Xem thêm: “Nguyên nhân chó husky không chịu ăn và cách chữa trị”
Bệnh về hậu môn
- Bệnh túi hậu môn là bệnh thường gặp ở chó Husky.
- Cún có những biểu hiện kỳ lạ như thường xuyên cọ xát hậu môn xuống sàn và khó khăn khi đi vệ sinh. Ngoài ra chó thường hay tự cắn và liếm hậu môn đến khi chảy máu.
- Thông thường bệnh này được điều trị bằng cách uống thuốc kháng sinh và glucocorticoids.
- Đồng thời có thể chữa trị và phòng bệnh bằng cách cho cún tập thể dục điều đặn. Sen hãy có chế độ ăn uống lành mạnh cho Husky.

Bệnh về tuyến nước bọt
- Nguyên nhân thường do cún bị chấn thương xung quanh vòm miệng khiến tuyến nước bọt bị sưng.
- Bệnh này sau một thời gian có thể tự khỏi.
- Tuy nhiên có một vài trường hợp sau khi cún bị chấn thương hoặc có vết thương hở. Một trong những tuyến chứa đầy chất nhầy và nước bọt trên cơ thể chó sẽ tạo ra một vết sưng nghiêm trọng và cún cần phải được phẫu thuật dẫn lưu để loại bỏ vết sưng này.
Những lưu ý về cách nuôi và chăm sóc để Husky phát triển khỏe mạnh
Để chăm sóc chó Husky tốt hơn, bạn hãy lưu ý đến 3 vấn đề sau:
- Vấn đề về thời gian: Dù nuôi bất kỳ loại chó nào, bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu và vui chơi với chúng. Luôn quan tâm và chăm sóc chú chó của mình chu đáo
- Cách huấn luyện: Bạn cần phải huấn luyện Husky tử tế và kiên nhẫn vì chúng rất tăng động. Bạn nên huấn luyện cho cún biết nên và không nên ăn gì. Việc này giúp Husky tránh gặp phải các bệnh về đường ruột.

- Lưu ý về sức khoẻ của Husky: Đây là yếu tố quyết định để có thể đồng hành với người bạn 4 chân này đến bao lâu. Vì thế hãy thường xuyên kiểm tra sức khoẻ của chúng. Nhớ đưa chúng đến cơ sở thú y để được chăm sóc tốt hơn khi gặp phải vấn đề về sức khỏe.
Trên đây là tổng hợp 8 bệnh thường gặp ở chó Husky mà bạn cần biết để phòng tránh. Petwiki luôn đồng hành cùng sen và người bạn 4 chân. Nếu bạn có khó khăn gì trong việc nuôi dưỡng Husky, hãy chia sẻ ngay với chúng mình nhé!