spot_img

Giun đũa chó – Tẩy giun định kỳ thôi chưa đủ

Bệnh giun đũa chó là một bệnh lý thường gặp. Bệnh thường xảy ra khi cơ thể cún bị một loài giun đũa có tên là Toxocara canis tấn công và kí sinh trên ruột non, dạ dày. 

Giun đũa Toxocara được tìm thấy ở chó vào khoảng thế kỷ thứ 18 nhưng mãi đến năm 1908 giun đũa chó mới được bắt đầu nghiên cứu nhiều. Ở Việt Nam, năm 1938 giun đũa chó được tìm thấy đầu tiên ở khu vực Bắc Bộ. Cùng Petwiki tìm hiểu kỹ hơn về bệnh này nhé.

Giới thiệu về bệnh giun đũa chó

Đặc điểm của giun đũa chó

Giun đũa tròn Toxocara canis thuộc họ Anisakidae là loại giun có màu vàng nhạt, đầu hơi cong về phía bụng, có cánh đầu rộng, giữa thực quản và ruột có một dạ dày nhỏ.

Trứng của giun hơi tròn, trên vỏ trứng có nhiều lỗ giống như tổ ong, vỏ dày màu vàng, kích thước nhỏ.

Chu kỳ phát triển của giun đũa chó

Chu kì phát triển bệnh giun đũa chó
Chu kì phát triển bệnh giun đũa chó

Giun đũa cái sau khi được thụ tinh sẽ đẻ trứng ở trong cơ thể con vật, trứng giun sẽ theo phân thải ra ngoài môi trường. Tại đây, trứng giun sẽ tiếp tục chu kỳ phát triển. Sau 5 ngày trứng sẽ nở thành ấu trùng và có khả năng gây bệnh. Những chú chó có thể nuốt phải trứng giun trong quá trình vui chơi, cắn phá đồ dùng hay vô tình ăn phải. Ấu trùng sau khi vào cơ thể con vật sẽ theo máu đi xuống gan, khí quản, vào miệng rồi trở lại ruột non để tiếp tục chu kỳ phát triển trở thành giun trưởng thành. 

Một số cá thể giun sau khi vào phổi sẽ không tiếp tục đi vào phế nang mà lại đi theo các đại mạch quản lớn của hệ tuần toàn. Ở đó, chúng sẽ làm thành kén, không sinh trưởng, không chết cũng không phát triển mà theo nhau thai truyền sang cho chó con. Việc này cũng giải thích cho lý do vì sao có trường hợp cún sơ sinh đã bị mắc bệnh giun đũa

Chó bị mắc giun đũa có thể lây sang con người không?

Bệnh giun đũa chó có lây sang người không?
Bệnh giun đũa chó có lây sang người không?

Khi giun đũa xâm nhập và phát triển trên cơ thể vật chủ, chúng sẽ trở thành một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có khả năng lây sang con người. Do đó, khi chú cún của bạn bị mắc bệnh này, bạn cần hết sức thận trọng khi tiếp xúc với chúng. 

Khi người bị mắc bệnh giun đũa chó sẽ có các triệu chứng điển hình như: Ngứa ngáy khó chịu, nổi mề đay, đầu bị đau, rối loạn tiêu hóa nên sẽ cảm thấy rất đau bụng, ăn kém đi, các bạch cầu ái toan tăng nhẹ.

Thời điểm giun đũa chó có thể lây sang con người là khi giun đã trưởng thành đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường và sau 1 – 2 tuần lễ trứng sẽ khóa phôi. Ở giai đoạn này, nếu con người không may nuốt phải giun đũa sẽ xâm nhập và phát triển. 

Triệu chứng khi cún bị mắc bệnh giun đũa chó

Để điều trị bệnh giun đũa chó hiệu quả, việc bạn đã biết rõ bản chất của bệnh giun đũa chó là chưa đủ. Bạn cần phải biết cả các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Vậy khi cún cưng bị mắc bệnh giun đũa chó sẽ có các biểu hiện gì?

Cún bị tiêu chảy

Trong quá trình nuôi dưỡng thú cưng, việc cún bị tiêu chảy là một hiện tượng thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, nếu cún bị tiêu chảy kéo dài, liên tục thì bạn cần phải chú ý xem xét. Song song với việc bị đi ngoài nhiều thì cún còn có biểu hiện nôn khan, nôn mửa.

Việc điều trị tiêu chảy vốn là điều rất đơn giản, tuy nhiên nếu cún bị tiêu chảy kết hợp với việc nôn thì bạn cần phải đưa cún đi siêu âm để xác định xem trong bụng cún có giun sán kí sinh hay không

Triệu chứng bệnh giun đũa chó
Triệu chứng bệnh giun đũa chó

Cơ thể cún bị suy nhược

Khi bị giun đũa chó ký sinh gây tiêu chảy, nôn mửa nhiều sẽ khiến cho cún cưng luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn. Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn bạn sẽ nhận thấy việc cún bị tụt cân nhanh chóng thông qua mắt thường. Bên cạnh đó, cún còn đi không vững, khuôn mặt lờ đờ không tỉnh táo.

Mặc dù cơ thể cún gầy gò vì bỏ ăn, nôn mửa, tiêu chảy nhưng phần bụng cún lúc nào cũng phình to một cách bất thường. Bạn có thể căn cứ vào biểu hiện này để khẳng định rằng chú cún đã bị mắc giun.

Khi bị mắc bệnh giun đũa trên da và lông cún có những thay đổi về màu sắc

Khi cún cưng bị nhiễm giun, bạn sẽ thấy lông của cún trở nên xơ xác hơn rất nhiều và luôn trong tính trạng rũ xuống. Đồng thời, do giun đũa kí sinh trong cơ thể cún cưng cắn và hút chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa của bé nên chúng sẽ bị mất một lượng lớn máu. Vì thiếu máu nên các vị trí niêm mạc móng. nướu của cún trở nên nhạt màu, kém sắc.

Việc nhận ra những biểu hiện này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tìm kiếm phương thức điều trị bệnh giun đũa ở chó một cách phù hợp nhất. Căn bệnh này thực sự rất nguy hiểm và rất đáng để bạn lưu tâm đến. Nếu không để ý, giun sẽ phát triển cả về kích thước lẫn số lượng gây áp lực lên cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Trong trường hợp xấu nhất, bé cún bị nhiễm giun có thể bị vỡ nội tạng, tắc ruột, tắc ống mật…

Chẩn đoán bệnh giun đũa chó

Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng

Bạn có thể chẩn đoán bệnh giun đũa chó thông qua các triệu chứng lâm sàng như:

  • Con vật sốt cao
  • Gan sưng to khiến cho niêm mạc bị vàng
  • Lách sưng to
  • Các triệu chứng hô hấp điển hình đi kèm: Hen suyễn, ho nhiều…
  • Ấu trùng tấn công vào hệ thần kinh khiến con vật co giật, đi đứng loạng choạng
  • Có ấu trùng giun đũa ở mắt khiến cún bị giảm thị lực nặng thì dẫn đến mù lòa
Chẩn đoán bệnh giun đũa chó
Chẩn đoán bệnh giun đũa chó

Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Số lượng bạch cầu ái toan tăng mạnh lên đến 70%
  • Sử dụng phản ứng huyết thanh ELISA thì nhận thấy Toxocara spp dương tính
  • Chẩn đoán thông qua hình ảnh (siêu âm, chụp CT hay cả MRI): Bạn có thể nhận thấy rõ các tổn thương do ấu trùng giun đũa kí sinh ở mắt, não, gan…

Phác đồ điều trị bệnh giun đũa cho chó hiệu quả nhất

Việc điều trị bệnh giun đũa ở chó sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào các biểu hiện lâm sàng như ngứa da, nổi mề đay, ấu trùng di chuyển đến nội tạng… 

Sử dụng các thuốc đặc trị ký sinh trùng sẽ giúp xử lý các ấu trùng giun đũa theo nhiều liệu trình khác nhau

Có một số thuốc điều trị giun đũa chỉ với một liều duy nhất nhưng lại có ít tác dụng. Đa số những con vật bị bệnh cần phải có một liệu trình điều trị dài ngày ở bệnh viện thú y nếu bệnh có dầu hiệu trở nặng, nguy hiểm.

Điều trị bệnh giun đũa chó
Điều trị bệnh giun đũa chó

Một số loại thuốc điều trị giun đũa ở chó mèo các phòng khám thú y sử dụng:

  • Levamisol: cho uống 7mg / 1kg thể trọng
  • Exotral uống 1 viên / 5kg thể trọng
  • Mebendazole uống 22mg / 1kg thể trọng
  • Heartgard plus
  • Zantel
  • Lopatol
  • Bayer for puppies

Các loại thuốc này bạn hoàn toàn có thể tìm mua ở các hiệu thuốc thú y. Tuy nhiên, Petwiki khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ thú y trước khi cho thú cưng sử dụng thuốc.

Cách phòng ngừa bệnh giun đũa chó

Phòng ngừa bệnh giun đũa chó
Phòng ngừa bệnh giun đũa chó
  • Có rất nhiều cách để phòng tránh các bệnh do ký sinh trùng gây ra. Đơn giản nhất là bạn cần vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ nơi ở của chó mèo. Hạn chế cho cún cưng ăn phá, ăn đồ ăn linh tinh bằng cách theo dõi từng hành vi của chúng.
  • Khi cún cưng đi vệ sinh, bạn cần phải thu dọn sạch sẽ các chất thải của chúng. Bạn có thể đem đi chôn sâu xuống đất hoặc bỏ vào thùng rác.
  • Hạn chế không cho trẻ em chơi ở gần khu vực cún cưng đi vệ sinh để hạn chế việc lây lan mầm bệnh từ động vật sang người.
  • Khi vui chơi với thú cưng xong, cần phải chú ý vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng.
  • Đặc biệt, bạn chấn chú ý đến việc tẩy giun cho chó thường xuyên, định kì theo hướng dẫn của các bác sĩ thú y.
  • Bên cạnh đó, bạn cần phải kết hợp cho cún cưng có một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh.

Với những kiến thức được chia sẻ trên đây hy vọng bạn đã biết cách phòng chữa bệnh giun đũa chó. Petwiki cám ơn bạn đã quan tâm theo dõi, tiếp tục cập nhật những bài viết khác của chúng mình nhé.

Bài Viết Mới

Bài Viết Liên Quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here